SpStinet - vwpChiTiet

 

Làm ngọt nước tinh khiết đóng bình

Hệ thống lọc nước tinh khiết đóng bình áp dụng công nghệ hiện đại, vận hành ổn định, được trang bị hệ thống làm ngọt nước độc quyền, giúp nước đóng bình có vị ngọt hơn các loại nước tương tự trên thị trường giúp tạo ra nhiều lợi thế kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Nghiên cứu mới đây của Euromonitor cho biết, thị trường nước đóng chai thế giới có thể tăng gần gấp đôi, lên mức 319 tỉ USD về giá trị vào năm 2022. Lĩnh vực nước uống đóng chai đạt giá trị gần 170 tỉ USD trong năm 2015, và dự kiến sẽ tăng gần 10% tới thời điểm 2020. Trong đó, nước chiếm ưu thế với hơn 35% trong tổng thị phần thị trường, còn đồ uống có ga đạt khoảng 22%. Nước uống đóng chai sẽ tăng nhanh nhất do người tiêu dùng thích nước uống cung cấp năng lượng. Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới về tăng trưởng, trong đó Ấn Độ sẽ là nước tăng trưởng nhanh nhất (khoảng 15,1%/năm).

Tại Việt Nam, mỗi chai nước 500ml được bán với giá từ 4.300–6.000 đồng, mỗi bình 20 lít được bán với giá từ 12.000–15.000 đồng cho những sản phẩm do các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ sản xuất. Các hãng có nhãn hiệu nổi tiếng có mức giá phổ biến khoảng 38.000–45.000 đồng/ bình 20 lít.

Bên cạnh những nhãn hàng có tên tuổi, truyền thống trong nước và thế giới, có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này, theo nhu cầu tăng nhanh của người dân. Tuy nhiên bên cạnh sự bùng phát của mặt hàng, vẩn còn nhiều nỗi lo, đặc biệt là chất lượng. 

Một sản phẩm nước đóng chai, muốn được chứng nhận bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phải được kiểm định 14 tiêu chí về lý, hóa, vi sinh. Ngoài ra, sau khi nước được xử lý bằng thiết bị lọc, phải bảo đảm 28 tiêu chí trước khi chiết vào bình.

Quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

Công nghệ RO (Reverse Osmosis) dựa vào sự chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra để đẩy nước qua các lõi lọc, theo cấp độ từ lọc thô đến lọc tinh. Quá trình dòng chảy qua các lõi lọc và khe hở sẽ loại bỏ toàn bộ cặn bẩn, ion kim loại nặng, vi sinh vật, vi khuẩn có trong nước.

Quy trình vận hành

Hình 1: Quy trình lọc nước

Đầu tiên, nguồn nước sẽ đi qua bồn lọc thô đa tầng để loại bỏ các chất hữu cơ không tan trong nước, loại bỏ 50–70% chất lơ lửng, và có thể lắng các cặn vi sinh và bùn trong nước.

Hình 2: Bồn lọc thô đa tầng

Nước nguồn sau khi qua bồn lọc thô đa tầng sẽ được đưa vào máy. Nước sẽ đi qua cột lọc số 1 (cột lọc đa tầng, với lõi lọc được cấu tạo từ sợi PP thô, có kích thước khe hở 5 µm) để ngăn chặn chất bẩn, bùn đất rỉ sét. Chỉ dòng dung dịch có kích thước nhỏ hơn 5 µm đi qua, còn các chất bẩn, tạp chất có kích thước lớn hơn bị giữ lại. Đây là cột lọc gồm có sỏi, cát thạch anh, măng gan. Ở cột lọc này nước được khử sắt, nitrat, nitrit, ổn định pH và loại bò các kim loại nặng.

Sau đó nước sẽ được hút từ cột lọc số 1 sang cột lọc số 2 (cột lọc khử độc tố) có chứa than hoạt tính dạng hạt, nhằm hấp thụ kim loại nặng, chất hữu cơ, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, các loại hóa chất độc hại, chứa thành phần cation khử độ cứng của nước bảo vệ màng R.O, mang lại nguồn nước trong lành và có vị ngọt tự nhiên. Ngoài ra, cột lọc còn có khả năng khử mùi, màu do những chất hữu cơ gây ra và đồng thời khử hầu hết lượng dư chất clorine trong nước (nguồn nước máy) và có khả năng hấp thu rất cao các tồn dư hóa chất trong nông nghiệp cũng như tồn dự từ các chất tẩy rửa có trong nguồn nước.

Tiếp theo, nước sẽ được hút sang cột lọc số 3 (cột ion) làm từ sợi PP (khe hở 1 µm) để loại bỏ bùn đất, rỉ sét, các tạp chất thô, kim loại nặng…có kích thước trên 1 µm. Các hạt cation (+) có cấu tạo gốc Na+ hoặc H+ trong hạt nhựa, khi nước đi qua các hạt này, các ion + trong nước như canxi, magie, mangan, sắt, chì, thủy ngân…sẽ thế chỗ Na+ hoặc H+ và đẩy các gốc này ra ngoài. Do đó, nước sau khi đi qua hạt cation sẽ loại bỏ các ion + gây hại trong nước.

Hình 3: Hệ thống lọc nước RO

Nước được lọc qua cột lọc số 3 sẽ tiếp tục được đưa qua màng lọc RO (là thành phần quan trọng nhất của cả hệ thống), hoạt động theo cơ chế thẩm thấu ngược, chịu được áp lực cao và có khe hở cực nhỏ (0,0001 µm) để loại bỏ hoàn toàn các chất rắn, khí hòa tan trong nước, các ion kim loại, kim loại nặng, vi sinh vật, vi khuẩn, các chất hữu cơ, khiến cho nước trở nên hoàn toàn tinh khiết. Tại đây, cặn còn lại sẽ được đưa qua van và thải ra ngoài. Sau cùng, nước sẽ được đưa qua lõi lọc carbon CL_T33 có tác dụng diệt khuẩn, hấp thụ màu, làm mềm, cân bằng độ pH. Hệ thống cũng có thể sử dụng máy sát khuẩn bằng ozone để diệt khuẩn trong nước.

Nước sau khi qua hệ thống lọc RO sẽ được chuyển qua hệ thống làm ngọt (sử dụng công nghệ độc quyền), gia tăng độ ngọt, tạo hương vị tự nhiên cho nước. Nước sau xử lý hoàn tất đạt tiêu chuẩn QCVN 6-01-2010 và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, khi uống vào có hậu thanh nhẹ, tươi mát, cho cảm giác dễ chịu.

Hệ thống các đèn UV tại bàn chiết rót được lắp đặt để diệt khuẩn trong phòng chiết rót và loại bỏ các mối nguy gây ô nhiễm cho sản phẩm.

Hình 4: Hệ thống lọc nước đóng bình

Các điều kiện áp dụng

Chi phí đầu tư sản xuất nước uống tinh khiết từ 130 triệu trở lên, bao gồm:

  • Khoan giếng: 15–20 triệu
  • Xây dựng bồn chứa nước: 15 triệu
  • Hệ thống lọc nước đóng bình tốt nhất: 40–200 triệu tùy theo công suất
  • Dây chuyền chiết rót bình, chai bán tự động: 20 triệu
  • Chi phí đầu tư mua vật liệu tiêu hao như vỏ bình, vỏ chai, màng co, tem nhãn: 30 triệu
  • Chi phí thiết kế logo, nhãn hiệu: 10 triệu

Một số yếu tố cần thiết để kinh doanh hệ thống lọc nước đóng bình

  • Vị trí để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh lọc nước đóng bình, đóng chai cần tránh những khu xử lý nước thải, khu công nghiệp sản xuất, trang trại chăn nuôi, kho xăng dầu, nghĩa trang…
  • Có nguồn nước giếng tốt (hoặc sử dụng nước máy), kiểm tra tổng thể nguồn nước đầu vào
  • Mặt bằng từ 30-60m²
  • Chuẩn bị nguồn vốn dự trữ trong 6 tháng đầu chưa có doanh thu

Ưu điểm của công nghệ. Hiệu quả kinh tế

Ưu điểm

  • Tuổi thọ máy cao.
  • Kết hợp công nghệ làm ngọt nước tự nhiên, tạo ra nguồn nước ngon, ngọt hơn các loại nước tương tự trên thị trường. 
  • Đảm bảo loại bỏ hết 100% các tạp chất và vi khuẩn có hại.
  • Nước sau lọc đạt tiêu chuẩn AAMI (Association for the Advancement of Medical Instrumentation) của Mỹ hay TCVN 6096:2004 BYT, với các yêu cầu như tinh khiết, vô khuẩn, không mùi, không màu.

Hiệu quả kinh tế

Chi phí 01 bình nước 20 lít có vốn đầu tư khoảng: 3.700–4.400 đồng, bao gồm:

  • Tem nhãn: 700–1.000 đồng
  • Màng co: 500-700 đồng
  • Khấu hao vỏ bình: 1.000 đồng
  • Nhân công vận chuyển: 1.200 đồng
  • Điện, chi phí nguồn nước máy: 300-500 đồng.

Hệ thống lọc nước đóng bình tinh khiết công suất 1.200 l/giờ có thể sản xuất được 55–60 bình, cho sản lượng 440-480 bình/ca 8 giờ/ngày.

Trong thời gian đầu vận hành, có thể phân phối khoảng 100-200 bình/ngày. Với giá bán 1 bình nước ngoài thị trường khoảng 8.000-12.000 đồng. Như vậy, người bán sẽ có lãi từ: 430.000-760.000 đồng/ngày

Thông tin liên hệ chuyên gia, hỗ trợ

Tên đơn vị: Công ty TNHH công nghệ lọc nước Việt Úc

Địa chỉ: B7/23E ấp 2, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM

Điện thoại: 088 883 4779

Email: linhkienlocnuocvietuc@gmail.com

Đại diện: Nguyễn Vũ Linh – Giám đốc

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả