SpStinet - vwpChiTiet

 

Mô hình xử lý và bảo quản dứa và đu đủ

Dứa và đu đủ là hai loại trái cây được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng do có hương vị thơm ngon và chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, 2 loại trái cây này rất dễ hư hỏng nhưng người trồng lại chưa ý thức được tầm quan trọng của công đoạn thu hoạch, phân loại, đóng gói và vận chuyển trước khi giao cho các khâu khác trong chuỗi cung ứng. Điều này dẫn tỉ lệ tổn thương cơ học và các nguy cơ lây nhiễm nấm bệnh gia tăng, gây tổn thất đáng kể cho bà con nông dân.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Hai giống dứa Queen và Cayenne là 2 giống được trồng phổ biến tại nước ta, trong đó giống Queen được trồng chủ yếu tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) và phân phối qua các chợ, còn Cayenne được thu hái và phân phối dưới sự quản lý của Công ty Cây trồng Thành phố. Việc xuất khẩu dứa ăn cho thị trường nước ngoài đã và đang là mối quan tâm của nhiều nhà xuất khẩu. Nếu dứa Cayenne được thị trường châu Âu, châu Mỹ, Úc ưa chuộng thì dứa Queen là mặt hàng truyền thống tại các nước Đông Âu (thuộc Liên Xô cũ) hoặc những nước Trung Đông dưới dạng dứa đóng hộp.

Giống đu đủ phổ biến ở nước ta là giống Đài Loan ruột đỏ, hầu hết được trồng theo qui mô hộ gia đình, chủ yếu là trồng xen canh với cây khác nên diện tích và số lượng cây rất nhỏ. Sau khi thu hái, đu đủ được phân phối qua thương lái hoặc bán trực tiếp tại vườn. Tuy chỉ là cây trồng xen canh để cải tạo đất và lấy ngắn nuôi dài, nhưng đu đủ cũng đem lại cho nông hộ thu nhập hơn 15 triệu đồng năm/hộ.

Quy trình và phương pháp thực hiện

Mô hình cải tiến về cách thu hái, đóng gói và vận chuyển dứa và đu đủ

Dứa Queen và Cayenne

Dùng liềm cắt dứa có độ chín từ II–VI vào lúc sáng sớm và chừa lại khoảng 5cm cuống => Cho quả vào sọt tre, chuyển những sọt tre này lên xuồng rồi chèo xuồng về đầu kênh => Chuyển những sọt quả vào lán trại có che mát rồi chất quả trên tấm bạt sạch => Phân loại quả theo độ chín hoặc kích thước quả => Cho quả vào các sọt nhựa vuông có kích thước 45x60x35cm đã được khử trùng => Cân sọt nhựa => Chất những sọt nhựa này lên xe tải có mui đã được vệ sinh và khử trùng hoặc xe có hệ thống lạnh => Vận chuyển về nơi tiêu thụ.

Đu đủ Đài Loan ruột đỏ

Dùng dao cắt quả có độ chín từ II-III vào lúc 9-10 giờ sáng và chừa lại khoảng 3-5cm cuống => Cho quả vào thùng chứa dung dịch Sodium Hypoclorit 0,01% và ngâm khoảng 15 phút để nhựa papain không bám trên bề mặt vỏ, đồng thời cắt bỏ cuống khi quả còn ngâm trong dung dịch => Để ráo quả trên tấm bạt sạch có che nắng => Có thể phân loại hoặc không phân loại theo độ chín hoặc kích cỡ quả => Dùng vải mềm lau khô quả, bao quả bằng giấy mềm, sạch và cho vào những sọt nhựa vuông (kích thước 45x60x35cm) đã được khử trùng sạch. Có thể sử dụng thùng gỗ nhưng phải lót xung quanh để tránh dăm bào đâm vào quả => Chất sọt nhựa lên xe máy hoặc xuồng và chở đến nơi tiêu thụ.

Mô hình cải tiến về cách xử lý và bảo quản dứa và đu đủ

Dứa Queen và Cayenne

Đu đủ Đài Loan ruột đỏ

Ưu điểm công nghệ. Hiệu quả của mô hình

Ưu điểm

  • Dứa Queen: khi bảo quản quả ở nhiệt độ thường với độ ẩm 60-65% trong kho che mát, thì sau 2 ngày, tỷ lệ quả bị tổn thương cơ học là 2,5% và tỷ lệ quả còn sử dụng được cho chế biến 99,0%. Khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh để xuất khẩu tươi, tỷ lệ quả dập cũng gần như mức ban đầu để ở điều kiện thường và tỷ lệ quả còn sử dụng được là 92,1%.
  • Dứa Cayenne: khi bảo quản quả ở nhiệt độ thường với độ ẩm 60-65% trong kho che mát, thì sau 2 ngày, tỷ lệ quả bị tổn thương cơ học là 0,5% và tỷ lệ quả còn sử dụng được cho chế biến 99,5%. Khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh để xuất khẩu tươi, tỷ lệ quả dập cũng gần như mức ban đầu để ở điều kiện thường và tỷ lệ quả còn sử dụng được là 96,6%.
  • Đu đủ Đài Loan ruột đỏ: khi bảo quản ở nhiệt độ thường thì sau 3 ngày, tỷ lệ quả bị tổn thương cơ học là 1,2% và tỷ lệ quả còn sử dụng được cho chế biến 92,5%. Khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh để xuất khẩu tươi, tỷ lệ quả bị tổn thương cơ học chỉ 2,8% và tỷ lệ quả còn sử dụng được là 85,56%.

Hiệu quả kinh tế.

  • Dứa Queen: sau 30 ngày bảo quản với tỉ lệ hao hụt khối lượng khoảng 6% (còn lại 921kg mỗi tấn), doanh thu cho 1 tấn dứa Queen mục đích xuất khẩu quả tươi là 5,526 triệu đồng (6.000 đồng/kg) và mục đích chế biến là 1,842 triệu đồng (2.000 đồng/kg).
  • Dứa Cayenne: sau 30 ngày bảo quản với tỉ lệ hao hụt khối lượng khoảng 4% (còn lại 966kg mỗi tấn), thì doanh thu cho 1 tấn dứa Cayenne mục đích xuất khẩu quả tươi là 5,796 triệu đồng (6.000 đồng/kg) và mục đích chế biến là 1,932 triệu đồng (2.000 đồng/kg).
  • Đu đủ Đài Loan ruột đỏ: sau 44 ngày bảo quản với tỉ lệ hao hụt khối lượng khoảng 13,5% (còn lại 865kg mỗi tấn), thì doanh thu cho 1 tấn dứa mục đích xuất khẩu quả tươi là 7,790 triệu đồng (9.000 đồng/kg) và mục đích chế biến là 2,595 triệu đồng (3.000 đồng/kg).

Thông tin liên hệ chuyên gia, hỗ trợ

Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch.

Địa chỉ: 54, Trần Khánh Dư, P. Tân Định, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 35267192.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả