SpStinet - vwpChiTiet

 

Công nghệ xử lý nước lò hơi không dùng hóa chất

Hiện nay các doanh nghiệp sử dụng lò hơi tháp giải nhiệt đều gặp vấn đề chung, đó là: các chất bẩn, tạp chất, cặn lơ lửng có trong nước tạo thành cáu cặn, đọng lại trong lò hơi, tháp giải nhiệt tạo ra lớp cách nhiệt trong lò, gây ra các thiệt hại vô cùng to lớn như tổn hao nhiên liệu đốt và tắc nghẽn đường ống dẫn nước.

Vấn đề trong sản xuất

Có thể hiểu bản chất của lò hơi giống như một thiết bị chưng cất, khi nước bay hơi nó sẽ để lại ở đáy lò một lượng khoáng cùng các chất gây ô nhiễm khác, tạo thành chất rắn dạng không tan sau khi có tác dụng của nhiệt. Chính quá trình gia nhiệt để làm bay hơi lượng nước cấp vào mà lâu dần trong nồi hơi sẽ hình thành cáu cặn.

Trong suốt quá trình hoạt động, lớp cặn kết tủa lại sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ống, làm giảm hiệu suất dẫn nhiệt trong hệ thống, dẫn đến lò hơi bị quá nhiệt gây hư hỏng hoặc nguy hiểm hơn có thể gây nổ. Thêm nữa, sự tích tụ cặn bẩn trong lò hơi còn dẫn đến việc lớp vỏ kim loại bị ăn mòn, lâu dần sẽ gây rò rỉ hư hại đường ống. Ngoài ra, trong nước còn chứa rất nhiều thành phần các chất khí hòa tan như CO2, oxy. Quá trình đun nóng nước sẽ là tác nhân khiến khí oxy gây oxýt hóa kim loại, làm giảm độ bền của kim loại.

Quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

Xử lý nước nồi hơi thường dựa trên 3 nguyên tắc chính là:

  • Kiểm soát cáu cặn, ngăn ngừa cáu cặn đóng trên bề mặt ống.
  • Kiểm soát ăn mòn.
  • Ngăn chặn oxy hòa tan gây oxýt hóa làm kim loại bị hư hại, bị ăn mòn, giảm độ dày.

Xử lý nước trong hệ thống sinh hơi (nồi hơi) có hai mục đích chính là ngăn chặn các hiện tượng đóng cặn và ăn mòn. Hai hiện tượng trên đều xảy ra ở mọi chỗ trong hệ thống nồi hơi, tuy nhiên nó xảy ra thường xuyên hơn ở ống nồi hơi vì đây là nơi xảy ra quá trình trao đổi nhiệt mãnh liệt nhất.

Các tạp chất trong nước cấp nồi hơi và nước ngưng hồi lưu sẽ tích tụ và đóng cặn trong nồi hơi, mặc dù những tạp chất này có khối lượng không đáng kể và chủ yếu là canxi, magiê hoặc oxit silic. Những tạp chất này chưa được loại bỏ hoàn toàn trong quá trình xử lý sơ bộ và vào nồi hơi theo đường nước cấp bổ sung. Còn những tạp chất trong nước ngưng hồi lưu thường chứa sắt hoặc đồng được sinh ra do quá trình ngưng tụ hơi. Ở những nơi bề mặt kim loại tiếp xúc với nước chứa các tác nhân ăn mòn (oxy hòa tan, các axit hay kiềm) thì ở đó sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn. Hiện tượng ăn mòn cũng xảy ra ngay dưới lớp cặn hình thành trên bề mặt kim loại là nơi diễn ra quá trình trao đổi nhiệt. Nước chứa các axit hay kiềm có thể bị giữ ở đó và khi nồi hơi hoạt động, nước bốc hơi, các axit và kiềm trở nên đậm đặc hơn và chính chúng là tác nhân gây ăn mòn.

Sử dụng công nghệ bằng cách áp dụng định luật Faraday, để tạo ra một trường điện từ cảm ứng trong lòng ống. Với các tần số thay đổi liên tục từ 2,2-38 kHz, Ewater cung cấp năng lượng thích hợp để ion hóa nước và các chất gây cáu cặn, rỉ sét như: Ca, Mg, Si, Fe, Mn làm cho các chất này mất khả năng bám dính trên đường ống.

Hình 1: Thiết bị xử lý cáu cặn nồi hơi

Điện từ trường dao động cung cấp năng lượng để phân tách các phân tử nước, giải phóng electron khỏi hydro. Electron này là chất xúc tác làm cho các chất gây cáu cặn sẽ kết tủa trong nước và trung hòa về điện tích, trôi theo dòng xả đáy ra ngoài, không bám dính bề mặt ống nên không hình thành cặn.

Hình 2: Nguyên lý chống cáu cặn

Hình 3: Sơ đồ lắp đặt thiết bị Ewater cho nồi hơi

Sau khi lắp đặt thiết bị Ewater – chống cáu cặn nồi hơi, thì không cần phải dùng hóa chất để ngừa cặn. Đánh giá sau khi lắp đặt hệ thống sau 03 tháng cho thấy, các thiết bị đã được làm sạch và không bị đóng cặn.

Hình 4: Cáu cặn bên trong nồi hơi trước và sau 3 tháng lắp thiết bị Ewater

Ưu điểm của công nghệ. Hiệu quả kinh tế

  • Lắp đặt đơn giản: lắp đặt thiết bị không ảnh hưởng đến việc vận hành lò hơi
  • Không cần bảo trì: thiết bị có tuổi thọ trên 5 năm , không cần thay thế linh kiện định kỳ
  • Giảm đến 70% chi phí so với phương pháp khác ( phương pháp dùng hóa chất).

So sánh phương pháp xử lý nước (số liệu thực tế của một công ty tại Bình Dương, áp dụng cho lò hơi 5 tấn hơi/ giờ, vận hành 24 giờ/ ngày)

 

Sử dụng hóa chất

Sử dụng Ewater

Nước thải từ lò hơi có hóa chất gây ô

Không

Phải xử lý rác thải nguy hại (thùng chứa hóa chất)

Không

Đầu tư nhà kho lưu trữ  hóa chất

Không

Bảo trì thiết bị

Không

Chi phí đầu tư bơm châm hóa chất (đồng)

20,000,000

-

Chi phí hóa chất (9 triệu đồng/tháng) trong 24 tháng (đồng)

216,000,000

-

Chi phí đầu tư thiết bị Ewater (đồng)

-

65,000,000

Tổng cộng chi phí trong 24 tháng (đồng)

236,000,000

65,000,000

Thông tin liên hệ chuyên gia, hỗ trợ

Công ty EWATER Engineering

Địa chỉ: E34, ấp Mỹ Hòa 4, Xuân Thới Đông, Hóc Môn, TP.HCM

Điện thoại: 0931552533 

Email: info@ewater.vn 

Người liên hệ: Ông Lê Trung Hiếu

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả