SpStinet - vwpChiTiet

 

Chấm dứt hoạt động doanh nghiệp theo đúng luật

Bên cạnh thủ tục đăng ký kinh doanh, các quy định về tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể,… là mối bận tâm lớn của doanh nghiệp.


       
 

Theo bài viết “Tốc độ giải thể, phá sản doanh nghiệp ‘quá rùa’” (VnExpress, 11/9/2013), với tốc độ từ 3-5 năm để hoàn tất thủ tục phá sản cho mỗi doanh nghiệp như hiện nay, Việt Nam sẽ mất hàng chục năm để xử lý con số hơn 141.000 doanh nghiệp cần giải thể, phá sản tính đến thời điểm hiện tại.  Cục trưởng  Cục  Quản lý  đăng ký  kinh

 
 
doanh - ông Lê Quang Mạnh – nhận định, nguyên nhân nằm ở sự phức tạp trong các thủ tụ giải thể, phá sản doanh nghiệp. Không nắm rõ quy định, nhiều doanh nghiệp đành chọn cách im lặng “chìm xuồng” thay vì chấm dứt hoạt động an toàn theo đúng luật.
 
       



Không thể họp đại hội cổ đông, làm sao tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp?


· Hỏi: Công ty cổ phần có 3 người góp vốn: A (70%) kiêm chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT), B (20%) và C (10%). Vì vấn đề pháp lý, ông A bị tạm giam và cũng không thể chuyển nhượng phần vốn góp. Để duy trì hoạt động công ty, ông B và ông C thống nhất ông B sẽ làm chủ tịch HĐQT thay ông A. Trong thời gian này, công ty muốn làm thủ tục tạm ngưng hoạt động doanh nghiệp trong một năm nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư không đồng ý, với lý do biên bản họp HĐQT không có giá trị pháp lý vì chỉ có chữ ký của B & C (với tổng số cổ phần nắm giữ chỉ 30%). Công ty phải giải quyết như thế nào?


* Trả lời:
Trường hợp doanh nghiệp không thể tiến hành họp đại hội đồng cổ đông thông qua việc tạm ngừng hoạt động thì có thể tiến hành lấy ý kiến bằng văn bản về việc tạm ngừng theo quy định tại Điều 105 Luật Doanh nghiệp. Các vấn đề có liên quan đến lấy ý kiến bằng văn bản của ông A đang trong thời gian tạm giam có thể liên hệ với luật sư để được hướng dẫn cụ thể.
 


Thủ tục kết thúc liên doanh


· Công ty là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ góp vốn Việt Nam 65% và Hong Kong 35%. Theo giấy phép đầu tư, ngày 13/7/2013 sẽ hết thời gian hoạt động, sau khi kết thúc toàn bộ tài sản cố định chuyển cho phía Việt Nam. Xin hướng dẫn thủ tục kết thúc liên doanh.


* Theo điều 65 của Luật Đầu tư về chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư (dự án liên doanh), đây là trường hợp công ty liên doanh chấm dứt thời hạn hoạt động theo nội dung ghi trên giấy chứng nhận đầu tư. Doanh nghiệp là công ty cổ phần (TNHH hai thành viên), khi chấp dứt hợp đồng liên doanh, toàn bộ tài sản cố định của đối tác nước ngoài sẽ chuyển cho đối tác Việt Nam, do đó cần làm thủ tục chuyển đổi loại hình từ công ty TNHH hai thành viên thành công ty TNHH một thành viên.


Cần chuẩn bị các văn bản và thủ tục như sau:
 

1. Biên bản họp và nghị quyết của hội đồng thành viên về việc chấp dứt hợp đồng liên doanh, chuyển đổi loại hình từ công ty cổ phần sang công ty TNHH một thành viên: công ty tự soạn (dựa trên Điều 113- Biên bản họp hội đồng quản trị của Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ngày 29/11/2005).
 

2. Hợp đồng chuyển nhượng vốn/tài sản của đối tác nước ngoài sang đối tác Việt Nam (Kèm theo chứng từ chuyển nhượng tài sản, vốn): công ty tự soạn. Trường hợp chuyển giao không bồi hoàn cho phía Việt Nam thì hai bên có văn bản thỏa thuận phù hợp với hợp đồng liên doanh và điều lệ công ty liên doanh mà hai bên đã ký trước đây.


3. Văn bản đề nghị thành lập công ty TNHH một thành viên (Biểu mẫu theo phụ lục I-2 của Thông tư 14/2010/TT-BKH, về hướng dẫn Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư trước ngày 01/7/2006 (Biểu mẫu theo phụ lục I-15 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH về các mẫu văn bản về thủ tục đầu tư tại Việt Nam).


4. Điều lệ công ty TNHH một thành viên: công ty tự soạn, dựa trên quy định của Điều 22 - Nội dung điều lệ công ty của Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ngày 29/11/2005.


5. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án (Biểu số 04-CS/SXKD: báo cáo định kỳ hàng năm về hoạt động sản xuất kinh doanh, của Thông tư số 04/2011/TT-BKHĐT ngày 31/03/2011 về quy định hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê).


6. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (phụ lục III-13 Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).


7. Bản chính giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư.


8. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.


9. Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế.
Toàn bộ hồ sơ nộp cho cơ quan đã cấp phép và quản lý dự án đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM).



Giải thể doanh nghiệp còn nợ vay nước ngoài dài hạn


· Công ty TNHH hai thành viên đã quyết định tạm ngưng kinh doanh một thời gian dài, nay muốn làm thủ tục giải thể vì tổng thời gian tạm ngưng không được quá 2 năm.


Vài năm trước, công ty có vay vốn của đối tác nước ngoài dài hạn, thời hạn thanh toán là 10 năm sau với lãi suất 0%. Hiện tại, công ty chưa có khả năng thanh toán khoản vay dài hạn cho đối tác nước ngoài và họ cũng đồng ý cho thanh toán vào 10 năm sau. Tuy nhiên, khi tham khảo biểu mẫu về quyết định giải thể của hội đồng thành viên trong Điều 4 (Thời hạn, thủ tục thanh toán các khoản nợ) có lưu ý là: “Thời hạn thanh toán nợ không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể."
 

Xin hỏi:
 

1. Nếu hiện nay công ty không thể thanh toán, liệu có thể tiến hành thủ tục giải thể không?
 

2. Trường hợp có thể tiến hành thủ tục giải thể, công ty phải trình bày hồ sơ như thế nào?


*1. Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 158 Luật Doanh nghiệp hướng dẫn việc giải thể doanh nghiệp, thì “Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể”. Như vậy, công ty không thể tiến hành thủ tục giải thể nếu không đáp ứng quy định nêu trên.


2. Trường hợp công ty đã đủ điều kiện tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp, Điều 158 Luật Doanh nghiệp hướng dẫn cụ thể việc giải thể doanh nghiệp thực hiện theo quy định. Doanh nghiệp có thể tham khảo thủ tục giải thể công ty trên trang Web Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa chỉ http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/mục Tiếng Việt/Thủ tục cấp đăng ký doanh nghiệp và biểu mẫu chi tiết/công ty…/giải thể.


Chốt sổ bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (chưa giải thể)


· Công ty chưa giải thể nhưng đã thông báo tạm ngưng hoạt động 1 năm đến cơ quan thuế. Tất cả nhân viên (kể cả giám đốc) đều đã nghỉ việc. Tuy nhiên khi báo giảm và chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho nhân viên thì cơ quan BHXH yêu cầu phải để lại tối thiểu một người để tiếp tục đóng BHXH, còn nếu muốn báo giảm hết phải có quyết định giải thể của cơ quan thuế.


Trường hợp công ty tạm ngưng hoạt động như trên thì có thể tạm ngưng đóng BHXH được không, vì công ty không còn nhân viên để quản lý cũng như không có nguồn tiền để thanh toán nợ BHXH phát sinh trong thời gian tạm ngưng hoạt động.


* Trường hợp đơn vị chưa giải thể nhưng phải tạm ngưng hoạt động và không còn sử dụng lao động, thì phải lập hồ sơ điều chỉnh giảm lao động tham gia BHXH theo phiếu giao nhận số 103, đồng thời có văn bản thông báo tình hình sử dụng lao động cho cơ quan BHXH và thanh toán toàn bộ số tiền nợ bảo hiểm nếu có. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH sẽ tổ chức quản lý, theo dõi, thanh kiểm tra theo quy định. Khi tiếp nhận lao động về làm việc trở lại thì lập danh sách đóng BHXH, bảo hiểm y tế tiếp theo quy định.
 


Chốt sổ BHXH cho người lao động tại doanh nghiệp đã giải thể, phá sản


· Người lao động đang làm việc tại công ty vẫn chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ, trong khi công ty cũ này đã giải thể. Mẫu sổ theo mẫu cũ, chỉ có xác nhận của đơn vị làm việc cũ lúc làm thủ tục cấp sổ cho người lao động, còn quá trình đóng tiếp theo cho đến khi người lao động nghỉ việc thì không có ghi. Người lao động cũng không rõ khi công ty giải thể có quyết toán đầy đủ với cơ quan BHXH chưa.


Công ty nên tiếp tục đóng bảo hiểm trên số sổ BHXH cũ cho người lao động hay làm thủ tục cấp mới sổ khác? Nếu công ty cũ đã giải thể mà người lao động muốn chốt sổ thì phải tiến hành thủ tục gì?


* Theo quy định, người lao động chỉ được cấp một số sổ BHXH duy nhất, do đó công ty khi lập thủ tục đăng ký mới cho người lao động phải sử dụng số sổ BHXH cũ. Với trường hợp chưa chốt sổ nhưng công ty cũ đã phá sản, giải thể; người lao động cần liên hệ với BHXH nơi quản lý doanh nghiệp phá sản, giải thể để được kiểm tra giải quyết.


Thủ tục gồm:


• Sổ BHXH và các tờ rời sổ BHXH (nếu có).


• Đơn đề nghị của người lao động (mẫu D01-TS 01 bản) ghi rõ lý do, tên đơn vị giải thể.


• Chứng minh nhân dân (bản photo).


• Quyết định nghỉ việc hoặc các giấy tờ liên quan đến việc giải thể, phá sản của đơn vị cũ (nếu có). 

 

ĐĂNG HƯNG (Tổng hợp), STINFO Số 11/2013

 

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả