SpStinet - vwpChiTiet

 

Liên quan giữa các chỉ số biến thiên nhịp tim với mức độ của loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Đề tài do các tác giả Phạm Ngọc Phúc (Viện Y Học Hàng Không) và Nguyễn Đức Công (Bệnh Viện 103) thực hiện nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa các chỉ số biến thiên nhịp tim (BTNT) theo thời gian (có được từ Holter điện tim 24 giờ) với mức độ nặng nhẹ của loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim mạn tính.

Suy tim mạn tính là một hội chứng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng và là giai đoạn cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Một trong những nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân suy tim mạn tính là rối loạn nhịp, đột tử do biến đổi thần kinh tự chủ. Một trong những phương pháp đánh giá thần kinh tự chủ của tim là đo đạc các chỉ số BTNT nhằm đánh giá sự hoạt động của các thành phần trái ngược nhau (thần kinh giao cảm và phó giao cảm) của hệ thống thần kinh tự chủ của tim.
Nghiên cứu BTNT tiến hành ghi Holter điện tim 24 giờ ở 73 bệnh nhân suy tim mạn tính được điều trị nội trú tại Khoa Tim - Thận - Khớp - Nội tiết Bệnh Viện 103 và Khoa Nội chung Viện Y học Hàng Không và 42 người bình thường, thời gian từ tháng 2/2005 đến tháng 4/2006.
Kết quả cho thấy, ở nhóm 73 bệnh nhân có 51 nam và 22 nữ, tuổi trung bình 62,8 ± 11,2, nhóm 42 bệnh nhân có 30 nam và 12 nữ, tuổi trung bình 61,5 ± 5,7. Hai nhóm này tương đương về tuổi, BMI và phân bố giới tính. Có sự cảm giác chỉ số BTNT theo thời gian trên Holter điện tim 24 giờ (biểu hiện cảm giác trương lực thần kinh phó giao cảm) ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Ở người có các chỉ số BTNT giảm tới ngưỡng thì khả năng bị loạn nhịp thất mức độ nhẹ tăng lên từ 5,9 đến 52,3 lần và khả năng bị loạn nhịp thất mức độ nặng tăng lên từ 8,1 đến 190 lần.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 11/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả