SpStinet - vwpChiTiet

 

Một số biến đổi hình thái mô sau điều trị tấm nguyên bào sợi đồng loại nuôi cấy trên vết thương bỏng sâu

Đề tài do các tác giả Nguyễn Hải An, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Văn Vân (Khoa Bỏng trẻ em - Viện Bỏng Quốc gia) thực hiện nhằm đánh giá khả năng kích thích hình thành mô hạt, cải thiện chất lượng mô hạt làm tăng khả năng sống của da ghép mắt lưới.

Với những tiến bộ về tế bào học và sinh học phân tử, nhiều tiến bộ công nghệ đã được ứng dụng trong liền vết thương bỏng nhằm rút ngắn thời gian liền vết thương, cải thiện chất lượng sẹo khi khỏi. Nguyên bào sợi (NBS) là tế bào vai trò quan trọng trong quá trình liền vết thương, có mặt sớm tại vết thương, tham gia hầu hết vào các giai đoạn trong quá trình liền vết thương.
Nghiên cứu tiến hành với 40 bệnh nhân nhi có bỏng sâu, điều trị nội trú tại Viện Bỏng Quốc gia từ tháng 3/2005 – 10/2006, chia làm 2 nhóm: nhóm 1, bỏng sâu được cắt hoại tử gồm 20 bệnh nhân, nhóm 2, bỏng sâu đã có mô hạt gồm 20 bệnh nhân; chia 2 vùng gồm vùng nghiên cứu (sử dụng tấm NBS đồng loại nuôi cấy do labo nuôi cấy tế bào, Viện Bỏng Quốc gia cung cấp) và vùng đối chứng (sử dụng trung bì da lợn tươi bảo quản lạnh sâu do labo bảo quản mô, Viện Bỏng Quốc gia cung cấp).
Kết quả cho thấy, NBS, tế bào sợi có mật độ cao tại vùng nghiên cứu. Chỉ số NBS, tế bào sợi là 9,25 ± 1,2 và 9,95 ± 1,2 tại thời điểm trước ghép da ở 2 vùng nghiên cứu, tăng hơn so với vùng chứng (p<0,05). NBS nuôi cấy kích thích làm tăng sinh mạch. Chỉ số tân mạch tại thời điểm sau ghép da 5 ngày, ở vùng bỏng sâu cắt hoại tử là 7,6 ± 0,4, vùng bỏng sâu có mô hạt là 8,4 ± 2,2, tăng hơn so với vùng chứng (p<0,05). Vùng đắp tấm NBS nuôi cấy, số lượng các bó collagen tăng, khả năng biểu mô hóa tăng (biểu mô hóa đủ 4 lớp sau 5 ngày ghép da ở cả 40/40 mẫu). Tốc độ biểu mô hóa tăng (chỉ số phân chia tế bào tăng so với nhóm chứng với p<0,05).
 
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 11/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả