SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng công nghệ truyền thông trong hoạt động công đoàn



Hoạt động công đoàn có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều yếu tố và đơn vị nào cũng có khó khăn riêng. Tại một số doanh nghiệp, cán bộ công đoàn đã sử dụng các công nghệ truyền thông hiện đại để tăng cường khả năng trao đổi thông tin về pháp luật lao động, thúc đẩy quan hệ lao động phát triển hài hòa tốt đẹp. Tại buổi tọa đàm “Quyền tiếp cận thông tin của người lao động” do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, đại diện các doanh nghiệp đã có những chia sẻ kinh nghiệm thú vị trong lĩnh vực này.

Thông tin cho người lao động nhanh nhất bằng tin nhắn

 

Hiện nay, mật độ sử dụng điện thoại di động của người dân Việt Nam ở mức 1,5 thuê bao/người, và hầu như công nhân viên nào cũng có một cái điện thoại di động, có người còn “hai tay hai súng”. Nắm bắt được điều này, bên cạnh việc đưa các thông tin về tình hình lao động trong công ty bằng hình thức bản tin hay phát tờ rơi đến tận tay người lao động như từ trước đến giờ vẫn làm, một số công ty đã sử dụng tin nhắn để người lao động cập nhật được các thông tin nhanh chóng và kịp thời.

Bà Phạm Thị Minh – đại diện Công ty TNHH Empi Pru, cho biết hiện Công ty đang hợp tác với các đối tác nhà mạng để triển khai kênh thông tin chương trình SMS. Theo chương trình này, cán bộ công đoàn sẽ nhắn tin về các qui định, luật định…mới liên quan đến lao động, các chương trình hoạt động của công đoàn như các buổi lễ tuyên dương, các buổi quyên góp ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa… cho người lao động qua số điện thoại đã đăng ký. Người lao động ngay cả khi đang ở nhà vẫn biết được tình hình hoạt động tại  
Bà Phạm thị Minh – đại diện công ty trách nhiệm hữu hạn Empi Pru chia sẻ kinh nghiệm

công ty. Nhờ đó, sinh hoạt công đoàn trở nên nhẹ nhàng hơn mà vẫn hiệu quả.

Họp trực tuyến: kết nối công đoàn viên từ xa
 

Đối với các công ty lớn, những vấn đề liên quan đến lao động xảy ra hàng ngày, hàng giờ, và cần nhiều buổi họp để giải quyết. Nhưng với những địa điểm cách xa nhau, họp hành nhiều làm tốn kém không chỉ về tiền bạc mà cả thời gian, để khắc phục, các buổi họp trực tuyến đã ra đời. Công nghệ họp trực tuyến thông qua hệ thống mạng sẽ kết nối tín hiệu âm thanh và hình ảnh làm cho người dự họp như đang ngồi chung trong một phòng họp. Hiện nay, tại một số doanh nghiệp, họp trực tuyến được sử dụng thay thế cho việc gặp mặt tốn kém trước đây, ngay cả trong sinh hoạt công đoàn.

Bà Nguyễn Thị Liên, Phó Tổng Giám đốc đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú, TP.HCM, chia sẻ tại buổi tọa đàm: “Hiện Công ty có hơn 6.000 công nhân viên với nhiều nhà máy ở nhiều nơi khác nhau trải dài từ TP.HCM đến Đà Nẵng nhưng hoạt động công đoàn tại đây vẫn diễn ra sôi nổi. Tỉ lệ công nhân viên tham gia công đoàn đạt hơn 98,6%. Tất cả các hoạt động tuyên truyền đều thông qua các hoạt động công đoàn”. Để có được thành công  như vậy  là nhờ có sự phối hợp nhịp  nhàng giữa các  
Bà Nguyễn Thị Liên, chủ tịch CĐ Công ty CP Quốc Tế Phong Phú chia sẻ kinh nghiệm

 

chi nhánh công đoàn tại các nhà máy. Do các nhà máy rất xa nhau, việc gặp gỡ trao đổi sẽ bất tiện nên hầu hết các buổi họp công đoàn tại đây đều thực hiện theo hình thức họp trực tuyến. Mỗi tháng công ty đều tổ chức họp một lần. Bà Liên cũng cho biết thêm nhờ hoạt động công đoàn hiệu quả đã giúp cho Công ty đạt được các tiêu chuẩn khắc khe của châu Âu, châu Mỹ về điều kiện làm việc của người lao động và do đó, tạo dựng được uy tín với khách hàng.


Đường dây nóng bằng điện thoại hay email
 

Hầu như ở cơ quan đơn vị nào cũng có hòm thư góp ý. Mục đích hòm thư góp ý là tạo thêm một kênh thông tin giúp cho thủ trưởng đơn vị có cái nhìn khách quan về kết quả hoạt động, các mối quan hệ lao động, những khiếm khuyết trong lãnh đạo … để có biện pháp xử lý kịp thời. Điều đáng quan tâm là nhiều nơi, hòm thư góp ý chưa đạt mục đích đặt ra, lãnh đạo đơn vị không quan tâm những nội dung phản ánh qua hòm thư hoặc người lao động ngại góp ý kiến qua hòm thư… Để cải tiến điều này, nhiều đơn vị đã thay hình thức hộp thư góp ý bằng hình thức đường dây nóng điện thoại hay email.

Bà Nguyễn Thị Liên cũng cho biết thêm, số điện thoại của bà cũng là số của đường dây nóng. Bất kỳ cuộc gọi hay tin nhắn của các công nhân viên đến đường dây nóng này đều được ghi nhận và giải đáp. Nhờ đó mà những bức xúc được giải quyết nhanh chóng và hợp tình hợp lý, giảm thiểu tranh chấp lao động. Ông Trịnh Anh Tuấn, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hài Mỹ, cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của hộp thư email và đường dây nóng của Công ty để nhận phản ánh vướng mắc của người lao động. Các nội dung trả lời sẽ được công khai đồng thời đảm bảo bí mật thông tin cá nhân của người phản ánh nhằm tạo sự tin cậy và yên tâm cho người lao động.
 

Minh Long, STINFO số 5/2013

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả