SpStinet - vwpChiTiet

 

Bão và cuộc chiến sinh tồn của con người

Trong số những “sát thủ thiên nhiên” thường rình rập con người, bão tấn công chúng ta nhiều nhất nhưng ta lại không thể tác động gì tới chúng được, điển hình là các trận bão biển và bão mặt trời. Và dường như con người vẫn phải cố gắng trong trận chiến sinh tồn với những “kẻ hủy diệt” này.

Hiểm họa “từ trên trời”

Trong suốt gần 5 năm, vệ tinh truyền thông Anik E-1 vẫn quay đều quanh quỹ đạo trái đất, không hề gặp trở ngại nào. Chỉ đến ngày 07/9/2005, một sự cố nghiêm trọng xảy ra cho vệ tinh trị giá 220 triệu USD này. Trong nhiều giờ, tất cả mọi dữ liệu quan trọng truyền về trái đất liên quan đến việc chuyển nhượng thẻ tín dụng, thông tin báo chí, đường liên lạc của sóng truyền hình và phát thanh đều bị gián đoạn... Thoạt đầu, không ai hiểu lý do khiến Anik E-1 trở chứng, nhưng không lâu sau, nguyên nhân dẫn đến sự cố đã được tìm ra: bởi bão mặt trời.

Đôi khi trong một vài ngày, đột nhiên số tai nạn giao thông tăng lên bất ngờ, chim bị lạc hướng trong khi bay, rất nhiều người cảm thấy không khí ngột ngạt, mệt mỏi, khó thở, đau đầu, choáng váng, có khi ngất xỉu. Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong của người áp huyết cao, bệnh nhân tim mạch và thần kinh tăng mạnh. Chẳng hạn như Nga đã thống kê được tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh tim mạch tăng lên 30%. Sự nguy hiểm trên là do một kẻ giấu mặt gây ra có tên gọi là bão mặt trời. Ở các nước phát triển, khi bão xảy ra, người ta đưa các đối tượng trên vào trong một cái lồng xung quanh là sắt có tác dụng bảo vệ từ trường, các bệnh viện phải ngưng sử dụng các máy chữa bệnh có dùng đến thiết bị điều khiển tự động…

Bão mặt trời (hay còn gọi là bão từ) vốn được xem là hiểm họa “trên trời rơi xuống” theo đúng nghĩa đen của nó. Hiện tượng này xảy ra khi có vụ nổ lớn trên mặt trời tạo ra những dòng hạt mang điện tựa như các đợt sóng lớn đập thẳng vào từ trường của trái đất.

Trở lại với lịch sử của bão từ, trận bão mạnh nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây là trận bão xảy ra ngày 31/3/2001. Đối với đường dây 500 kV, trận bão đã làm tăng dòng điện cảm ứng chạy trong hệ thống dây dẫn lên tới hàng chục Ampe gây ảnh hưởng đến hoạt động rơ le của máy biến áp nhưng may mắn không gây ra tê liệt hệ thống điện. Nhân loại từng chứng kiến trận bão ở Quebec năm 1989 đã làm rối loạn hệ thống rơ-le, gây cháy nổ và sập trạm biến áp khiến toàn bộ hệ thống truyền tải điện của Canada bị sụp đổ, thiệt hại hàng tỉ USD.
Đọc tiếp
HỒNG NHUNG