SpStinet - vwpChiTiet

 

Xe đạp làm ra thiên đường, bạn tin không?

Đầu thế kỷ 20, thứ phương tiện tân kỳ - xe đạp từ Saint Etienne nước Pháp - lần đầu đến Việt Nam thong dong, kiêu hãnh và thanh thoát trên những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn. Ai đó được ngồi trên những chiếc xe ấy là cả một sự kiêu hãnh.

Một thời, người khá giả mới có xe đạp để đi. Nhà nào có chiếc xe đạp xem như sở hữu một tài sản lớn. Người ta tự hào vì có được chiếc xe nổi tiếng như Sterling, Peugeot. Rồi đến các loại xe Diamant, Mifa của Đức, Favorit của Tiệp Khắc, Sputnik của Liên Xô, Phượng Hoàng của Trung Quốc, Thống Nhất của Việt Nam và xe đạp trở thành phương tiện đi lại phổ biến.

Xe đạp, loại phương tiện lưu thông rẻ tiền, nhẹ nhàng, chiếm ít diện tích, không khói, không ô nhiễm, không tiếng ồn, không kéo ga lạng lách và giúp chúng ta khỏe mạnh, ...
Đáng yêu là thế mà ta đánh mất!
Văn minh là thế mà ta ngộ nhận!
Cứ hô hào những chuyện to lớn làm chi? Hãy thử làm một điều nhỏ: mọi công chức, mọi người lao động nếu khoảng cách từ nơi ở tới nơi làm việc dưới 5 km hãy dùng xe đạp. Những người làm vậy nhà nước và công ty đều có thưởng. Làm được vậy TP HCM sẽ là một “thiên đường”!
Lịch sử ra đời của xe đạp
Một số ghi chép cho rằng, khoảng năm 1780-1790, một thợ thủ công người Pháp tên là Comte Mede de Sivrac chế tạo ra chiếc xe gọi là Celerifere, gồm hai bánh gắn vào một cái đòn. Người lái cưỡi lên cái đòn đó (có thể gắn đệm) và đẩy xe đi bằng cách đạp chân xuống đất. Tuy nhiên, ngày nay các nhà nghiên cứu kỹ thuật cho rằng Celerifere không thể sử dụng trong thực tế và đó chỉ là ý tưởng.
Năm 1813, người Đức làm cho bánh trước có thể thay đổi hướng được. Xe này được đặt tên là Draisienne (xe của Drais) và nó đã được nhiều người hoan nghênh.
Sáng kiến lắp thêm pêđan cho bánh trước được cho là thuộc về hai anh em Ernest Michaux và Pierre Michaux, thợ đóng xe ở Paris. Vào năm 1865, khi phải sửa chữa một cái Draisienne, họ đã lắp cho nó một chỗ để chân, mô phỏng tay quay của máy quay tay của họ. Tuy nhiên, trước đó, vào năm 1849, có thể một thợ cơ khí Đức là đã sáng chế ra pê đan trước hai anh em Michaux. Pêđan ở bánh trước khiến cho bánh trước có kích thước lớn (lớn hơn bánh sau) để tăng quãng đường đi trong mỗi vòng đạp. Cải tiến này đã mang lại tên gọi mới cho thiết bị - bicycle (xe đạp). Bicycle vốn được làm bằng gỗ. Từ năm 1869 các xe đạp này đã được làm bằng thép.
Năm 1879, một người Anh là Lawson đã sáng chế xích để truyền động cho bánh sau. Sáng chế này kèm theo các cải tiến ở khung, đùi, đĩa, pêđan, hệ tay lái và phuốc. Năm 1885, cho bánh trước có cùng đường kính với bánh sau và làm cái khung bằng ống thép.
Năm 1887, John Boyd Dunlop, một nhà thú y Scotland, tiếp tục cải tiến bánh xe với việc dùng ống hơi bằng cao su.
Năm 1890, Roberton ở Anh và ở Pháp làm cho bánh có thể tháo lắp được.
Năm 1920, việc áp dụng các nhẹ đã giảm trọng lượng của xe được rất nhiều.
Năm 1973 xe địa hình được chế tạo ở California.
Hồng Nhung (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)