SpStinet - vwpChiTiet

 

Phụ nữ trong hoạt động sáng tạo


 

Phụ nữ ngày càng có nhiều đóng góp vào sự phát triển của đời sống xã hội. Dù vai trò của phụ nữ đã được thừa nhận, nhưng sự phân biệt giới tính vẫn còn là rào cản, hạn chế sự góp mặt của chị em trong nhiều lĩnh vực.
 

 

Phụ nữ trên thế giới ngày nay phần lớn đã được đến trường, có thể theo đuổi đến cùng ngành nghề yêu thích. Dù vậy, nữ giới vẫn còn không ít hạn chế khi tham gia các hoạt động sáng tạo hay theo đuổi một số lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ so với nam giới, và cũng gặp nhiều khó khăn hơn nam giới trong việc thu xếp thời gian giữa học tập, nghiên cứu và các công việc gia đình.


Theo dữ liệu của UNESCO năm 2013, trên toàn cầu, tỉ lệ phụ nữ hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) chỉ chiếm 28,4% trong tổng số nhân lực R&D. Tỉ lệ này cao nhất ở khu vực Trung Á (47,1%). Bắc Mỹ và Tây Âu là khu vực phát triển nhưng tỉ lệ nữ tham gia hoạt động R&D không cao (32%), thấp nhất là vùng Nam và Tây Á (18,9%) (Bảng 1).


Bảng 1: Tỉ lệ phụ nữ hoạt động R&D trên thế giới, 2013

 

Nguồn: UNESCO Institute for Statistics

 

Lực lượng nữ hoạt động R&D trên toàn cầu (trong 6 lĩnh vực: khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, y khoa, khoa học nông nghiệp, khoa học xã hội và khoa học nhân văn) còn khiêm tốn so với nam giới; riêng lĩnh vực y khoa và xã hội nhân văn có tỉ lệ phụ nữ tham gia khá hơn, lần lượt là 25% và 44%; tỉ lệ này thấp nhất trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ (17%). Đáng ghi nhận là ở khu vực Đông Nam Á, lực lượng R&D giữa nam và nữ trong 6 lĩnh vực trên tương đương (BĐ 1).

BĐ 1: Tỉ lệ phụ nữ hoạt động R&D theo khu vực và lĩnh vực hoạt động, 2011


Nguồn: UNESCO Institute for Statistics.

 

Ở Việt Nam, năm 2013, phụ nữ tham gia hoạt động R&D là 73.700 người, chiếm 44,7% tổng số nhân lực R&D, tập trung chủ yếu trong khu vực nhà nước. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nữ tham gia hoạt động R&D có 6.882 người, chiếm 44,1% tổng lực lượng R&D trên địa bàn, và 9,3% tổng số cán bộ nữ tham gia hoạt động R&D của cả nước; trong đó có 5.495 người là nữ cán bộ nghiên cứu (chiếm 79,8% số nhân lực R&D là nữ), 311 người là nữ cán bộ kỹ thuật (chiếm 4,5% (Bảng 2)

Bảng 2: Phụ nữ hoạt động R&D ở Việt Nam, năm 2013
 

Nguồn: * Sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2014; ** Bộ Khoa học và Công nghệ - Trích từ dữ liệu điều tra R&D 2014 trên địa bàn TP.HCM
 

Đo lường sự góp mặt của phụ nữ trên thế giới trong hoạt động sáng tạo qua sáng chế (SC) đăng ký quốc tế PCT (Patent Cooperation Treaty), trong 2 thập kỷ, số lượng sáng chế có tác giả là nữ tăng trung bình hàng năm là 12,5% , từ 7.780 SC (năm 1995) tăng lên 81.316 SC (năm 2015); tỉ lệ sáng chế có tác giả là nữ tăng từ 17% (năm 1995) lên 29% (năm 2015). Dù vậy, dưới 1/3 các sáng chế được đăng ký năm 2015 có tác giả là nữ (BĐ 2, BĐ 3).

BĐ 2: Số lượng nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT


Nguồn: WIPO, World Intellectual Property Indicators 2016.

BĐ 3: Tỉ lệ nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT


Nguồn: WIPO, World Intellectual Property Indicators 2016.


Trong giai đoạn 2011-2015, tính theo số lượng tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT, phụ nữ Mỹ chiếm vị trí hàng đầu (104.565 SC), kế đến là Trung Quốc (63.365 SC), Nhật (43,957), Hàn Quốc (42,730) và Đức (23,905) (BĐ 4). Trong các quốc gia dẫn đầu đăng ký sáng chế quốc tế, Hàn Quốc và Trung Quốc có tỉ lệ tác giả sáng chế là nữ chiếm tỉ lệ cao tương đương, xấp xỉ 50%, tiếp theo là Singapore (36,6 %), Tây Ban Nha (36,3 %), Ba Lan (33,5 %),….Tại những nước phát triển như Đức, Ý, Nhật và Nam Phi tỉ lệ này không cao. Brazil và Mexico là hai nước có thu nhập trung bình có tỉ lệ nữ tác giả sáng chế tương đương với nước có thu nhập cao là Ireland và Hà Lan. Dù số lượng sáng chế nhiều nhất nhưng tỉ lệ nữ tác giả sáng chế của phụ nữ Mỹ ở mức trung bình là 29%. So sánh tỉ lệ sáng chế đăng ký quốc tế của nữ trong giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 1995-1999 cho thấy, hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nữ phát triển mạnh tại các nước Mexico, Tây Ban Nha, Ba Lan và Thụy Sĩ; tại Mexico tăng từ 7,8% (1995-1999) lên 25,8% (2011 – 2015), trong khi đó tại Trung Quốc, Nhật, Liên Bang Nga và Nam Phi gần như không thay đổi (BĐ 5).



BĐ 4: Số lượng nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT theo quốc gia, giai đoạn 2011-2015


Nguồn: WIPO, World Intellectual Property Indicators 2016.

BĐ 5: Tỉ lệ nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT theo quốc gia


Nguồn: WIPO, World Intellectual Property Indicators 2016.


Thế mạnh trong hoạt động sáng tạo của phụ nữ thuộc về lĩnh vực công nghệ sinh học, các sáng chế đăng ký quốc tế trong lĩnh vực này có tác giả là nữ chiếm đến 57,6 % (trong tổng số 35 lĩnh vực), kế đến là dược (55,5%), hóa hữu cơ (54,1%) và hóa thực phẩm (50,7%) (BĐ 6).


BĐ 6: Tỉ lệ nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT theo lĩnh vực công nghệ, năm 2015


Nguồn: WIPO, World Intellectual Property Indicators 2016.

 

Các lĩnh vực có nhiều nhà sáng tạo nữ bao gồm công nghệ sinh học, hóa hữu cơ, dược, phân tích vật liệu sinh học, hóa thực phẩm; và lĩnh vực có tỉ lệ tham gia của nhà sáng tạo nữ phát triển nhanh nhất gồm có hóa hữu cơ, viễn thông, hóa thực phẩm, truyền thông số và các sản phẩm tiêu dùng.Trong mười năm qua, hoạt động sáng tạo của phụ nữ luôn gia tăng trong các lĩnh vực này (BĐ 7, BĐ 8).


BĐ 7: Lĩnh vực công nghệ có nhiều nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT 
 

Nguồn: WIPO, World Intellectual Property Indicators 2016.


BĐ 8: Lĩnh vực công nghệ có số lượng nữ tác giả gia tăng nhanh nhất trong sáng chế đăng ký quốc tế PCT

Nguồn: WIPO, World Intellectual Property Indicators 2016.


Tỉ lệ nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT khu vực học viện (bao gồm các trường đại học và tổ chức nghiên cứu) chiếm tỉ lệ cao hơn khu vực doanh nghiệp. Năm 2015, tỉ lệ này lần lượt là 48% và 28%, có xu hướng tăng trong giai đoạn 1995 - 2015. Tuy nhiên, xét về số lượng thì khu vực doanh nghiệp có lượng sáng chế có tác giả là nữ cao hơn nhiều khu vực học viện, trong giai đoạn 1995-2015 con số này lần lượt là 702.764 SC và 121.087 SC (BĐ 9, BĐ 10).


BĐ 9: Tỉ lệ nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT theo khu vực hoạt động

Nguồn: WIPO, World Intellectual Property Indicators 2016.
 

 

BĐ 10: Số lượng nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT theo khu vực hoạt động (1995-2015)


Nguồn: WIPO, World Intellectual Property Indicators 2016.

 

Các đơn vị dẫn đầu tỉ lệ nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT ở khu vực doanh nghiệp là công ty LG Chem Limited của Hàn Quốc, kế đến là L’Oréal của Pháp và Henkel của Đức (Bảng 3). Khu vực học viện, trong 10 đơn vị dẫn đầu, Hàn Quốc có đến 5 đơn vị: đầu bảng là Viện Khoa học Công nghệ sinh học quốc gia Hàn Quốc (Korea Research Institute of Bioscience and Biotechnology), kế đến là Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (Consejo Superior de Investigaciones Científicas) và Viện Nghiên cứu Điện tử Viễn thông Hàn Quốc (Electronics and Telecommunications Research Institute of Korea) (Bảng 4).


Bảng 3: Doanh nghiệp dẫn đầu về nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT, giai đoạn 2011-2015
 

Nguồn: WIPO, World Intellectual Property Indicators 2016.

Bảng 4: Học viện dẫn đầu về nữ tác giả sáng chế đăng ký quốc tế PCT, giai đoạn 2011-2015
 

Nguồn: WIPO, World Intellectual Property Indicators 2016

 

ANH TÙNG, STINFO số 3/2017

Tải bài này về tại đây.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả