SpStinet - vwpChiTiet

 

Sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới

 


ANRPC: chủ lực cung cấp cao su tự nhiên trên thế giới 
 

Kể từ năm 2010, sản lượng cao su tự nhiên (CSTN) thế giới hàng năm đã vượt 10 triệu tấn/năm, chiếm trên 40% tổng lượng cao su sử dụng. Sản lượng CSTN của các nước trong Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) tăng hàng năm, đóng góp khoảng 92-94% sản lượng CSTN toàn thế giới.

Tính đến cuối năm 2011, tổng diện tích CSTN trên thế giới đạt 11,84 triệu ha, châu Á chiếm 92,42 % tập trung vào các quốc gia thuộc (ANRPC), châu Mỹ: 5,14 % và châu Phi 2,44 %, châu Mỹ la Tinh: 2,5 %. Trong đó đứng đầu là Thái Lan, đạt 3.394 ngàn tấn; kế đến là Indonesia, Malaysia. Tuy nhiên, dẫn đầu năng suất khai thác là Ấn Độ với 1.771 kg/ha rồi mới đến Thái Lan 1.771 kg/ha, Việt Nam đạt 1.700 kg/ha.


Dự báo CSTN trên thế giới năm 2013 sẽ đạt 12,5 triệu tấn, tăng 4,3% so với 2012. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục chiếm 90% sản lượng CSTN trên thế giới, đáng kể là Thái lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc. Dự báo sản lượng CSTN sẽ tăng nhiều ở các nước Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
 

Tăng trưởng sản lượng cao su trên thế giới

 

Nguồn: Natural rubber statistics 2012, Malaysia Rubber Board.
 


Sản lượng cao su tự nhiên ở một số khu vực trên thế giới

 

Nguồn: Rubber-foundation.org, The Freedonia Group, Inc.
 


Tỷ trọng sản lượng cao su tự nhiên của các nước, năm 2011 (Ngàn tấn)

Nguồn: NMCE- Natianal Multi Commodity Exchange, Nateral rubber 2012-2013.

 


Diện tích và năng suất khai thác cao su tự nhiên của các nước thành viên ANRPC, năm 2011
 

Nguồn: ANRPC



Tỷ trọng sản lượng cao su tự nhiên của các nước thành viên ANRPC, năm 2011

Nguồn: International rubber conference 2012 IRRDB, Challenges in natural rubber supply by memmbers of ANRPC

 

 Tiêu thụ cao su tự nhiên luôn phát triển
 

Dân Nam Mỹ là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng CSTN ở thế kỷ 16. Tuy nhiên, việc sử dụng cao su chỉ phổ biến khi quá trình lưu hóa cao su được các nhà hóa học tìm ra vào năm 1839. Khi đó, cao su tự nhiên chuyển từ trạng thái chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao. Đến nay cao su được dùng chế tạo nhiều loại sản phẩm sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác khác nhau như sản xuất vỏ ruột xe, dây thun, keo dán, mặt vợt bóng bàn, nệm, bong bóng, găng tay, thiết bị y tế,…


Các nước thành viên ANRPC chiếm trên 90 % sản lượng cũng là nơi tiêu thụ nhiều CSTN, với mức tiêu thụ trên 50 % tổng mức tiêu thụ trên toàn thế giới. Đứng đầu về tiêu thụ CSTN là Trung Quốc: 3.603 ngàn tấn năm 2011 (33 % so với tiêu thụ trên thế giới), kế đến là Mỹ: 1. 029 ngàn tấn (9 %) và Ấn độ: 958 ngàn tấn (9 %). Chỉ có 3 thành viên của ANRPC là Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ đã tiêu thụ đến 47 % lượng CSTN toàn cầu.


CSTN được sử dụng phần lớn để sản xuất vỏ ruột xe, nên các thị trường ôtô phát triển nhất thế giới đều là những nước nhập khẩu cao su lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil.


% cao su tự nhiên được sử dụng theo lĩnh vực

Nguồn: International rubber conference 2012 IRRDB, ANRPC, Challenges in natural rubber supply by memmbers of ANRPC.

 


Tiêu thụ cao su trên thế giới qua các năm

Nguồn: Natural rubber statistics 2012, Malaysia Rubber Board

 


Tiêu thụ cao su tự nhiên của các nước, năm 2011 (Ngàn tấn)

Nguồn: NMCE- Natianal Multi Commodity Exchange, Natural rubber 2012-2013

 


Tiêu thụ cao su tự nhiên của các thành viên ANRPC so với thế giới


Nguồn: International rubber conference 2012 IRRDB, Challenges in natural rubber supply by memmbers of ANRPC
 

Xem thêm bài: Phát triển cao su ở Việt Nam STINFO số 3 /2013.

 

Anh Tùng, STINFO Số 6/2013

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả