SpStinet - vwpChiTiet

 

Vài nét về giao thông trên thế giới

 Hiểm họa giao thông

Tai nạn giao thông đường bộ (TNGT ĐB) nghiêm trọng đến mức Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết A/RES/64/255 ngày 02/3/2010 tuyên bố giai đoạn 2011- 2020 là “Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ”. TNGT ĐB là nguyên nhân gây ra cái chết khoảng 1,3 triệu người và 50 triệu người bị thương trên thế giới mỗi năm.

 
Có trên 90% tai nạn xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, nơi chỉ có 48% phương tiện giao thông trên thế giới. Theo WHO (2009), Myanma có tỷ lệ người chết do TNGT tương đối cao: 15,67 người/10.000 phương tiện, Việt Nam là 5,36 người/10.000 phương tiện, tỷ lệ này thấp ở Nhật: 0,73 người/10.000 phương tiện. Năm 2011 tỷ lệ số người chết do TNGT ở Việt Nam giảm còn 2,94 người/10.000 phương tiện (BĐ1 và BĐ2).

BĐ1: Tỷ lệ người tử vong do TNGT trên 10.000 phương tiện




BĐ2: Tỷ lệ người tử vong do TNGT trên 100.000 dân ở các nước

 

Dân Mỹ sở hữu nhiều phương tiện giao thông nhất, đa số là ôtô, có đến 797 chiếc/1.000 người, Thái Lan: 148 chiếc/1.000 người, Lào: 23 chiếc/1.000 người và Việt Nam chỉ có 21 chiếc/1.000 người, nhưng lại là một trong những nước có nhiều xe gắn máy: 387,28 chiếc/1.000 người, nhưng vẫn còn thấp hơn Đài Loan là 532 chiếc/1.000 người (BĐ3 và BĐ4).

BĐ3: So sánh mật độ ôtô trên 1.000 người


 

BĐ4: So sánh mật độ xe mô tô, gắn máy trên 1.000 người


 

Hàn Quốc là một trong những nước có hạ tầng giao thông khá tốt ở châu Á. So sánh đường quốc lộ, Việt Nam còn rất khiêm tốn, mật độ chỉ có 0,05km/km2 và 0,2 km/1.000 dân, trong khi Thái Lan là 0,11km/km2 và 0,9 km/1.000 dân (BĐ5). 

BĐ5: So sánh mật độ quốc lộ

 

Các nước đều có những quy định khi điều khiển xe trên đường như giới hạn tốc độ, bắt buộc đội nón bảo hiểm, thắt dây an toàn khi lái xe, không điều khiển xe khi uống rượu, v.v… Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, có 40% các quốc gia bắt buộc đội mũ bảo hiểm, 57% các quốc gia bắt buộc thắt dây an toàn khi điều khiển xe. Còn về giới hạn tốc độ xe, có 62% các quốc gia giới hạn bằng hoặc dưới 50km/giờ trong đô thị, chỉ có 2% cho phép tốc độ xe lưu thông trong đô thị lớn hơn 90km/giờ, như: Iraq, Lebanon, Quatar, riêng Oman cho phép lưu thông trong đô thị đến 120km/giờ.

BĐ6: Mức độ tuân thủ đội nón            BĐ7: Mức độ tuân thủ thắt dây an
              bảo hiểm ở các nước              toàn khi điều khiển xe ở các nước

      

 
BĐ8: Giới hạn tốc độ xe lưu thông 
trong đô thị tại các nước


 

Số liệu tham khảo nguồn: Global status report on road safety, WHO 2009 và Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải.

Anh Tùng, STINFO Số 8/2012.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả