SpStinet - vwpChiTiet

 

Từ giải trí đến công nghiệp


Ngựa từ lâu đã gần gũi và hữu ích với người, được dùng để vận chuyển, chiến đấu, giải trí, tuần tra cùng cảnh sát và…ăn thịt; huyết thanh ngựa được dùng làm vắc xin; sữa ngựa có thể sử dụng như sữa bò; da ngựa làm được nhiều mặt hàng dân dụng; lông ngựa làm bàn chải, lông đuôi làm vỹ đàn cho vỹ cầm; phân ngựa bón cây hoặc nuôi giun đất…. Từ ngựa, ngày nay người ta đã tạo nên một nền công nghiệp đa dạng: từ nuôi ngựa, chăm sóc, huấn luyện, giải trí, mua bán ngựa,…nổi bật là công nghiệp giải trí với đua ngựa, cầu ngựa (polo), triển lãm ngựa, và đã hình thành nền “công nghiệp phụ trợ” xoay quanh ngựa như sản xuất yên ngựa, quần áo, giày vớ, nón cho cưỡi ngựa,…rồi đến sân bãi, đường đua, công nghệ quản lý đường đua, cá cược. Nền công nghiệp ngựa đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế tại nhiều nước như Mỹ, Úc, New Zealand…và bắt đầu phát triển ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore.



Công nghiệp ngựa ở một số nước
 

Phát triển công nghiệp ngựa hầu như chỉ tại các nước phát triển và đua ngựa là mũi nhọn trong lĩnh vực này. Đua ngựa là môn thể thao ưa thích của giới nhiều tiền của, trường đua là địa chỉ để bàn bạc làm ăn và cả chính trị, nhưng trên tất cả, chính tính cá cược ăn thua đã thu hút đông đảo lượng người tham gia vào môn thể thao có hệ thống tổ chức như một ngành công nghiệp này. Đây cũng là lĩnh vực được quan tâm phát triển để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tạo doanh thu cho các ngành dịch vụ phụ trợ, giải quyết công ăn việc làm. Nhiều quốc gia còn đưa môn thể thao này vào các sự kiện hấp dẫn và trọng đại trong nước.


Công nghiệp ngựa ở Anh
 

Cưỡi ngựa phổ biến từ rất lâu, đua ngựa là môn thể thao rất được ưa thích và công nghiệp ngựa rất phát triển ở Anh. 

Nguồn: Deloitte, Economic impact of British racing;
British Horse Industry Confederation, 2013
.

 

 

Công nghiệp ngựa ở Mỹ

 

Kết nối nhiều lĩnh vực và khu vực, từ nông thôn: nuôi nấng, chăm sóc, huấn luyện,.. đến thành thị: các hoạt động giải trí, đua ngựa,.. đã mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế Mỹ.


Nguồn: http://www.theequestrianchannel.com, 2013.

 


Ngựa ở Hàn Quốc

 

Quốc gia châu Á phát triển, thành phần giàu có gia tăng là mảnh đất màu mỡ để nền công nghiệp ngựa được kỳ vọng sẽ phát triển ở Hàn Quốc.

*: Mục tiêu

Nguồn: Sangyong Oh, Horse Market Brief; Ministry of Agriculture,
Food and Rural Affaira (MAFRA).

  

Hoạt động đua ngựa ở Hàn Quốc


Nguồn: Sangyong Oh, Horse Market Brief; www.kra.co.kr.



Nhập khẩu ngựa tại Hàn Quốc

Nguồn: Sangyong Oh, Horse Market Brief; Korea Int’l Trade Association (KITA)

Trade Statistics Database (KOTIS).

 


Quốc gia xuất khẩu ngựa vào Hàn Quốc
 

Ngựa nhập khẩu vào Hàn Quốc nhiều nhất từ Mỹ, chiếm 76% giá trị trong năm 2012. Sau Mỹ, Úc và Đức là hai nước so kè nhau trong xuất khẩu ngựa sang Hàn Quốc. 

Nguồn: Sangyong Oh, Horse Market Brief; Korea Int’l Trade Association (KITA)
Trade Statistics Database (KOTIS).

 


Phát triển số lượng ngựa nhập vào Trung Quốc


Cưỡi ngựa đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc, hầu hết các thành phố lớn đều có câu lạc bộ cưỡi ngựa. Đây là cơ sở để mở rộng thị trường đầy tiềm năng của công nghiệp ngựa. Trung Quốc nhập ngựa từ Hà Lan, Đức, Mỹ và xu hướng tăng cao qua từng năm, là thị trường nhập khẩu ngựa được nhiều nước quan tâm.
 

Nguồn: www.gtis.com


Ở Việt Nam, chăn nuôi ngựa chưa được quan tâm nhiều bởi nhu cầu vận chuyển bằng ngựa hầu như chỉ còn rất ít ở những vùng núi xa xôi, thịt ngựa thì không mấy người sử dụng. Giải trí từ ngựa gần như không có cho dù môn đua ngựa theo người Pháp vào nước ta từ năm 1893, đến năm 1932, Hiệp hội Ngựa đua Sài Gòn được thành lập và xây dựng trường đua Phú Thọ. Sau ngày giải phóng miền Nam, đến năm 1989 hoạt động trở lại. Từ đầu tháng 6/2011 Trường đua ngựa Phú Thọ lại đóng cửa. Ở Bắc Hà có giải đua ngựa được tổ chức hàng năm như một môn thể thao giải trí ở vùng núi phía Bắc. Lâm Đồng, UBND Tỉnh đã thông qua quy hoạch tổng thể mặt bằng của dự án Trường đua ngựa Thiên Mã-Madagui, câu lạc bộ Polo và ngựa biểu diễn của Công ty cổ phần đua ngựa Thiên Mã-Madagui, với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng tại huyện Đạ Huoai nhằm hướng đến việc xây dựng một trường đua ngựa, câu lạc bộ mã cầu và ngựa biểu diễn tầm cỡ khu vực để góp phần thu hút khách du lịch. Tuy vậy, chăn nuôi khai thác ngựa vẫn chưa được xem là một ngành kinh tế ở Việt Nam.

 


Sử dụng ngựa qua lăng kính sở hữu công nghiệp


Sử dụng đa dạng và phổ biến nên ngựa được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và các đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới liên quan đến ngựa có không ít. Theo dữ liệu sáng chế (SC) tiếp cận được, có hơn 200 SC liên quan đến ngựa được đăng ký ở các nước.


Khai thác lông ngựa trong công nghiệp dệt có thể kể đến John Boyd, một thương nhân vải sợi người Scotland đã nhận thấy tiềm năng của lông ngựa và lập doanh nghiệp John Boyd Textiles năm 1837 ở Anh, sử dụng nguyên liệu dệt từ lông ngựa. Đến thế kỷ thứ 19, lông ngựa được làm sợi dệt các mặt hàng như nệm ghế, đồ trang trí nội thất khá phổ biến. Nước Anh có SC đăng ký lâu đời nhất vào năm 1897 về máy chải lông ngựa, sau đó là hàng loạt SC về sử dụng lông ngựa để làm nệm, sợi dệt, bàn chải,.. được đăng ký vào những năm 90 đã biến Anh thành nước dẫn đầu số lượng SC liên quan đến ngựa.


Dù SC liên quan đến ngựa có từ lâu, nhưng được đăng ký rải rác, mãi đến những năm 2000, số lượng SC mới gia tăng. Những năm 90 trở về trước hầu như chỉ ở các nước Âu Mỹ có SC đăng ký, hầu hết liên quan đến khai thác lông và chăm sóc ngựa. Những năm gần đây mới phát triển ở Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc, đa số trong lĩnh vực chế biến thịt, xương hay máu ngựa… Thông qua các SC được đăng ký, các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến sử dụng ngựa xếp theo thứ tự là: dược phẩm, thực phẩm, chăn nuôi và dệt. Những nước có nhiều SC đăng ký là Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật. Trong những năm 2000 SC đăng ký liên quan đến chế biến thịt ngựa xuất hiện nhiều ở Trung Quốc và Nhật. Còn trong ngành dược chiếm đa số là các SC đăng ký ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Những năm gần đây, xuất hiện SC đăng ký ở Hàn Quốc sử dụng xương ngựa trong mỹ phẩm chăm sóc da.


So sánh thành phần giữa thịt ngựa và thịt bò 

Nguồn: Trần Việt Hưng, “Thịt Ngựa, sữa ngựa”
và thuốc Đông-Tây từ ngựa.

 


Phát triển lượng SC liên quan đến ngựa được đăng ký trên thế giới 

Nguồn: Wipsglobal.

 


Các lĩnh vực nghiên cứu về ngựa qua đăng ký SC trên thế giới

Nguồn: Wipsglobal.


Các quốc gia có nhiều đăng ký SC liên quan đến ngựa
 

Nguồn: Wipsglobal.
 

 

Trên nhãn hàng
 

Có lẽ là loài vật gần gũi, thân thiết hứa hẹn kết quả tốt như câu “mã đáo thành công” nên hình ảnh ngựa được các doanh nghiệp sử dụng làm nhãn hàng cho rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Có hơn 30 nhãn hàng hình ngựa đăng ký ở Việt Nam, trong đó nhiều nhất là các loại thực phẩn, đồ uống, kế đến là dược phẩm, thuốc lá và có cả nhãn hàng cho tập học sinh, ổ bi,.v.v…Dưới đây là một số nhãn hàng đã được đăng ký tại Việt Nam:


Trong thực phẩm

Loại hàng hóa: hạt dưa rang
Chủ sở hữu: Cơ sở Duy Ký



 
Loại hàng hóa: bột gia vị các loại, bột gia vị các loại, bột màu thực phẩm, các loại gia vị, bộ dụng cụ đựng gia vị, bát đĩa, bình uống nước, lọ đựng gia vị, rổ nhựa.
Chủ sở hữu: Cơ sở Thuận Hưng
 
Loại hàng hóa: trà.
Chủ sở hữu: Cơ sở Bảo Long.


Loại hàng hóa: nước uống tinh khiết, nước giải khát tăng lực.
Chủ sở hữu: Công ty TNHH Chaichareon Việt – Thái.



Trong dược phẩm


Loại hàng hóa: dược phẩm.
Chủ sở hữu: Cơ sở Sản xuất và kinh doanh đông dược Phú Tín.
 

Loại hàng hóa: dầu xoa, thuốc y học dân tộc.
Chủ sở hữu: Cơ sở Tân Phước
 

Loại hàng hóa: cao xương ngựa, thịt ngựa.
Chủ sở hữu: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến ngựa Trung Hiếu.



Các loại hàng hóa khác


Loại hàng hóa: vật liệu xây dựng phi kim loại.
Chủ sở hữu: Công ty cổ phần tập đoàn ATA.
 

Loại hàng hóa: thức ăn cho động vật.
Chủ sở hữu: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Bình Định.
 

Loại hàng hóa: ổ bi, miếng đệm máy.
Chủ sở hữu: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bông Sen Vàng.

 

ANH TÙNG, STINFO Số 1&2/2014

 

Tải bài này về tại đây.
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả