SpStinet - vwpChiTiet

 

Trồng sắn

Sắn (Manihot esculenta Crantz) hay khoai mì là cây trồng lấy củ xứ nhiệt đới, có nguồn gốc từ vùng Amazon, có nhiều tên gọi khác trên thế giới như cassava, tappioca, yuca, mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayyu, aipim, macaceir, kappa, maracheeni; là loại cây có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Sắn dùng làm lương thực cho người, làm thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp như chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, phụ gia dược phẩm, bao bì, màng phủ sinh học, ván ép,…
 
Theo FAO (Food and Agriculture Organization of The United Nations), sắn là loại cây lương thực trong thế kỷ 21, là nguồn thực phẩm quan trọng cho dân nghèo. Sắn hiện được trồng trên 100 quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Trong ba thập kỷ qua, sản lượng sắn tăng cao dù diện tích trồng không phát triển nhiều (trừ vùng Hạ Sahara châu Phi) nhờ cải tiến giống và phương pháp canh tác. Khu vực châu Á có năng suất trồng sắn phát triển mạnh, năm 1980, diện tích trồng sắn 3,89 triệu ha, sản lượng 45,94 triệu tấn, đến năm 2011, diện tích trồng không tăng bao nhiêu: 3,91 triệu ha, nhưng sản lượng tăng vọt lên 76,68 triệu tấn.Hạ Sahara châu Phi vừa  
Bảng 1: Phát triển trồng sắn ở các vùng
tăng diện tích trồng, vừa tăng năng suất nên sản lượng 2011 gần gấp ba lần năm 1980 (Bảng 1).  
 

Phong phú nguồn gen sắn trên thế giới
 
Những nghiên cứu cho thấy cây sắn được trồng đầu tiên khoảng 9.000 năm trước, ở vùng cạnh Nam Amazon và đến nay giống này vẫn còn được trồng. Từ các nguồn gen hoang dại trên các châu lục, qua nhiều nghiên cứu lai tạo, nhân giống, đến nay, nguồn gen sắn vô cùng phong phú, có đến vài chục ngàn loại (Bảng 2). Thu thập nguồn gen sắn lớn nhất là trung tâm CIAT (International Center for Tropical Agriculture) ở Cali, Colombia, kế đến là viện IITA (The International Institute for Tropical Agriculture) ở Ibadan, Nigeria, chủ yếu cung cấp giống cho châu Phi và cơ quan thu thập nguồn gen sắn cấp quốc gia EMBRAPA (Brazilian Agricultural Research Network). Ba đơn vị này đều có các chương trình nhân giống sắn nhằm đạt năng suất, chống được sâu bệnh hại cây, phù hợp thổ nhưỡng mỗi vùng .
 
Bảng 2: Số lượng mẫu giống sắn được thu thập trên thế giới
 
Ở Việt Nam, Ngân hàng gen cây trồng quốc gia - Trung tâm Tài nguyên Thực vật, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội đang lưu giữ 179 mẫu giống sắn được thu thập từ các vùng sinh thái trong cả nước. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ nhiều nhất với 52 mẫu giống, kế đến là vùng Đông bắc: 36 mẫu,Tây bắc: 32 mẫu. Riêng vùng Châu thổ sông Hồng chưa có mẫu giống nào (Bảng 3).


Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sắn

Cây  sắn  rất  dễ t rồng,  có  thể  sống
  Bảng 3: Phân bố nguồn gen cây sắn ở Việt Nam
Nguồn: Nguyễn Thị Thúy Hằng, Hoàng Thị Nga, Trương Thị Hòa,…; Kết quả đánh giá tập đoàn sắn tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia, năm 2010-2011.
được nơi đất hoang hóa, bị xói mòn, mưa ít hoặc thất thường; có thể trồng ở đất rừng mới được khai thác, đất luân/ xen canh với các loại cây công nghiệp, cây thực phẩm (cây họ đậu, lúa nước) hoặc sắn mọc “lăn lóc” quanh rào vẫn có củ để ăn. Nhưng trồng sắn để đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế và bền vững trong nông nghiệp là vấn đề không đơn giản và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Mỗi vùng miền trên các châu lục có cách trồng và chăm sóc khác khau, từ việc chọn giống, cải tạo đất, cách trồng, cách bón phân, kiểm soát côn trùng và dịch bệnh, cách quay vòng mùa vụ… Để hình thành và phát triển rễ củ, đất trồng sắn cần tơi xốp và không bị ngập úng. Chuẩn bị kỹ khâu làm đất, giảm hoặc không làm đất (những vùng có độ dốc lớn (> 30%) như đồi núi thì không cần cày bừa mà cuốc lỗ trồng trực tiếp), bảo vệ bề mặt đất bằng lớp phủ hữu cơ hoặc trồng xen canh các loại cây trồng khác, hay phải trồng luống cây rào chắn chống xói mòn đất… Tất cả cần nghiên cứu kỹ khi khai thác đất để trồng sắn.
 
Kết quả nghiên cứu trồng sắn ở Colombia cho thấy có chuẩn bị đất trồng sẽ cho năng suất cao hơn (Bảng 4) hoặc năng suất sắn sẽ được cải thiện khi kết hợp thêm lớp phủ trên mặt đất và bón phân (Bảng 5). Qua khảo nghiệm trong ba vụ mùa ở Conggo với cách trồng sắn có lớp phủ bằng rơm trong vụ mùa 1983/84, năng suất giống sắn Mpelolongi với lớp rơm phủ (sử dụng 5 tấn rơm/ha) cho năng suất 6,1 tấn/ha, gần gấp đôi so với khi trồng không có lớp rơm phủ (3,4 tấn/ha) (Bảng 6).   
Bảng 4: Năng suất phụ thuộc cách làm đất tại Mondomito, Cauca, Colombia

Bảng 5: Năng suất sắn trong vùng đất cát nhiều mùn ở Bắc Colombia (ĐVt: tấn/ha)
 
Bảng 6: Năng suất sắn ở Congo

Ghi chú: Trồng sắn với lớp phủ bằng rơm, sử dụng 5 tấn rơm/ha

Kết quả năng suất trồng sắn ở Thái Lan cho thấy rất rõ để đạt hiệu quả, rất cần có những nghiên cứu riêng cho từng vùng. Ở Khon Kaen, không chuẩn bị đất trồng lại cho năng sắn cao hơn khi làm đất như thông thường (Bảng 7), còn kết quả nghiên cứu tại Rayong Field Crops Research Center, thì trồng sắn vào đầu mùa khô, tỉ lệ cây bị chết nhiều hơn trồng vào mùa mưa, nhưng năng suất không kém đi nhiều lắm (Bảng 8).
 
Bảng 7: Năng suất sắn thay đổi do việc chuẩn bị đất và bón phân


Bảng 8: Ảnh hưởng của cách trồng và lượng mưa đến hiệu quả trồng sắn tại Rayong Field Crops Research Center, Thái Lan
 
Ghi chú: Tổng số cây trồng trên 1 ha là 15.625; Dữ liệu được tính trung bình của 3 năm: 1987-1989
 
Ở Việt Nam, qua nhiều cải tiến kỹ thuật trồng và chăm sóc, năng suất sắn đạt từ 8,5 tấn/ha vào năm 1994, đến 30 tấn/ha vào năm 2003. Cách trồng sắn xen canh với các loại đậu, bắp đã tận dụng được đất trồng, cải thiện chất lượng đất và tăng hiệu quả kinh tế trong canh tác (Bảng 9, 10, 11, 12). Trồng sắn trên đất dốc, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra một số quy trình kỹ thuật, trong đó quan trọng là phải thiết kế các luống cây rào chắn chống xói mòn bằng các loại như cây cốt khí, cỏ vetiver, cỏ paspalum, dứa... để giữ đất. Nếu đất dốc dưới 15 độ, khoảng cách giữa các luống rào là 8-10m, đất dốc 15-20 độ, khoảng cách dày hơn từ 4-6m.
 
Bảng 9: Năng suất sắn ở Suối Rao, Sơn Bình huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng tàu, năm 2001/2002
 
 
Bảng 10: Năng suất sắn ở Kiều Tung, Quận Thanh Ba, Phú Thọ trên đất bị xói mòn, năm 1997

Ghi chú: Bón phân gồm: (60 Kg N +40 Kg P2O2 + 120kg K2O) /ha; Tất cả đều được bón 10 tấn/ha phân heo.
 
Bảng 11: Năng suất sắn ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Đồng Nai, giống KM60, năm 2007/08
Bảng 12: Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất sắn
Ghi chú: Các số liệu trong bài từ nguồn: Food and Agriculture Organization of The United Nations, Save and grow: cassava. A guide to sustainable production intensification, 2013. Trừ bảng 3: “Phân bố nguồn gen cây sắn ở Việt Nam”.
 
 
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả