SpStinet - vwpChiTiet

 

Thịt gà - Nguồn đạm chủ lực cho thế kỷ 21

 

Hiện nay gà thường được nuôi công nghiệp. Do chu kỳ nuôi ngắn nên thịt gà là nguồn protein rất rẻ, có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm phù hợp với đa dạng khẩu vị. Mọi lứa tuổi đều dùng được, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo,…nên sản lượng thịt gà luôn gia tăng.
 

Thịt gà là nguồn cung cấp đạm động vật phổ biến hiện nay trên thế giới, chứa nhiều dưỡng chất cơ thể người có thể hấp thụ dễ dàng. Ngoài đạm, chất béo - đặc biệt là omega-3, thịt gà còn có nhiều vitamin và muối khoáng như vitamin A, B1, B2, C, E, can-xi, phốt pho, sắt… Dân các nước phát triển thích ăn thịt ức gà vì có ít chất béo (dưới 3g/100g thịt ức) đa phần là chất béo bão hòa đơn và không chứa chất béo chuyển hóa (transfats) có thể làm tăng cholesterol “xấu” (LDL) và giảm cholesterol “tốt” (HDL), làm gia tăng tỉ lệ người bị bệnh tim mạch (Bảng 1). 
 

Bảng 1: Thành phần có trong thịt gà chưa nấu chín (100 g)


Nguồn: USDA (United State Department of Agriculture), National Nutrient Database for Standard Reference.

 

Gà có thể sống hơn 6 năm. Tuy nhiên, khi nuôi công nghiệp để lấy thịt, thường chỉ mất 6 -7 tuần, nếu nuôi thả vườn mất khoảng 14 tuần. Hiện nay, đa số gà thịt trên thế giới được nuôi công nghiệp có chu kỳ nuôi ngắn nên thịt gà là nguồn protein rất rẻ và không theo mùa vụ. Đồng thời thịt gà có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm phù hợp với đa dạng khẩu vị. Mọi lứa tuổi đều dùng được, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo,… Đó là những nguyên nhân làm sản lượng thịt gà gia tăng hàng năm trên thế giới. Nước có sản lượng thịt gà lớn nhất là Mỹ, năm 2014 đạt 17,7 triệu tấn, kế đến là Trung Quốc (13 triệu tấn) và Brazil (12,7 triệu tấn) (Bảng 2).


Bảng 2: 10 nước dẫn đầu sản lượng thịt gà trên thế giới

Nguồn: USDA, Livestock and Poultry: Wourld Markets and Trade, 2015.

 

Đáng chú ý là mức gia tăng sản lượng thịt gà ở châu Á. Trung Quốc - sản lượng thịt gà đứng đầu châu Á - có sản lượng từ hơn 2 triệu tấn năm 1990 tăng lên hơn 13 triệu tấn vào năm 2014, bình quân mỗi năm tăng hơn 8% (BĐ 1).


BĐ1: Phát triển sản lượng gà thịt ở Trung Quốc

 

Nguồn: thepoultrysite.com, Global Poultry Trends 2014: Poultry Set to Become No.1 Meat in Asia.

 

Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ hai ở châu Á và thứ tư trên thế giới, là một trong những nước mở rộng ngành công nghiệp thịt gà nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng bình quân 13% mỗi năm kể từ năm 1990 (BĐ 2).

BĐ 2: Phát triển sản lượng gà thịt ở Ấn Độ

 

Nguồn: thepoultrysite.com, Global Poultry Trends 2014: Poultry Set to Become No.1 Meat in Asia.


Sản xuất gà thịt ở Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ ba châu Á cũng nhanh chóng phát triển với bình quân 9% mỗi năm trong giai đoạn 1990-2011, nhất là từ năm 2000 đến nay (BĐ 3).

BĐ 3: Phát triển sản lượng gà thịt ở Thổ Nhĩ Kỳ


Nguồn: thepoultrysite.com, Global Poultry Trends 2014: Poultry Set to Become No.1 Meat in Asia.


Sản lượng thịt gà của Thái Lan đứng thứ tư châu Á có bước phát triển ngoạn mục từ dưới 600 ngàn tấn năm 1990 tăng đến gần 1,6 triệu tấn năm 2014, cho dù sản lượng đã bị sụt giảm mạnh vào năm 2004 khi xuất khẩu thịt gà đông lạnh chưa được nấu chín đã bị cấm tại một số nước, sau khi bùng phát dịch cúm gia cầm có độc lực cao.

BĐ 4: Phát triển sản lượng gà thịt ở Thái Lan

 

Nguồn: thepoultrysite.com, Global Poultry Trends 2014: Poultry Set to Become No.1 Meat in Asia.


Năm 2015, sản lượng thịt gà thế giới ước trên 87 triệu tấn, tăng hơn năm 2014 khoảng 1 triệu tấn và thứ hạng sản lượng của các nước không thay đổi, Việt Nam đứng thứ 20 với 810 ngàn tấn (BĐ 5).


BĐ 5: Ước sản lượng thịt gà trên thế giới, năm 2015

Nguồn: http://www.indexmundi.com


Dù sản lượng xếp thứ ba nhưng Brazil là nước dẫn đầu về xuất khẩu thịt gà, năm 2014 chiếm 33,9 % lượng xuất khẩu toàn cầu với 3,6 triệu tấn, kế đến là Mỹ chiếm 31,1 % đạt 3,3 triệu tấn. Hai nước hàng đầu xuất khẩu thịt gà đã chiếm 65,5 % lượng xuất khẩu toàn cầu. Thái Lan đứng vị trí thứ ba chỉ đạt 5,2 % với gần 550 ngàn tấn (Bảng 3).


Bảng 3: 10 nước dẫn đầu xuất khẩu thịt gà trên thế giới


Nguồn: USDA, Livestock and Poultry: Wourld Markets and Trade, 2015.

 

Số lượng gà nhập khẩu toàn cầu tăng đều mỗi năm, dẫn đầu là Nhật với gần 900 ngàn tấn năm 2014, kế đến là Ả Rập Xế út, Mexico và Iraq (Bảng 4)
 

Bảng 4: 10 nước dẫn đầu nhập khẩu thịt gà trên thế giới

 

Nguồn: USDA, Livestock and Poultry: Wourld Markets and Trade, 2015.

 

Ba nước Mỹ, Trung Quốc và Brazil chiếm 42,6% lượng gà được tiêu thụ trên toàn cầu. Mỹ dẫn đầu về sản lượng cũng là nước dẫn đầu về tiêu thụ với hơn 14 triệu tấn thịt gà vào năm 2014; kế đến là Trung Quốc 12,9 triệu tấn (Bảng 5). Tuy vậy, tính theo mức tiêu thụ bình quân trên đầu người, Malaysia có mức tiêu thụ bình quân cao thứ nhì trên thế giới (40,6 kg/người/năm) chỉ sau Mỹ ( 44,1 kg/người/năm). Trong khi tiêu thụ thịt gà bình quân trên thế giới chỉ có 13,2 kg/người/năm (Bảng 6). 
 

Bảng 5: 10 nước dẫn đầu tiêu thụ thịt gà trên thế giới

 

Nguồn: USDA (United State Department of Agriculture). Livestock and Poultry: Wourld Markets and Trade. 2015.

 

Bảng 6: Tiêu thụ thịt gia cầm bình quân trên đầu người


Nguồn: OECD/ FAO. * www.japfavietnam.com

 

Theo đà gia tăng dân số toàn cầu - ước đạt 9,5 tỉ người vào vào 2050 - cộng với kinh tế ngày càng phát triển, tiêu thụ các loại thịt nói chung sẽ gia tăng. Thịt gà với nhiều ưu thế có mức tăng cao nhất so với tất cả các loại thịt khác. Dự báo tiêu thụ thịt gà vào năm 2022 sẽ tăng đến 47% so với bình quân giai đoạn 2003-2013 (BĐ 6), kéo theo công nghiệp chăn nuôi và chế biến thịt gà phát triển mạnh và cuộc cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn.

 

BĐ 6: Dự báo gia tăng tiêu thụ thịt các loại vào năm 2022


Nguồn: OECD-FAO Agricultural Outlook 2013-2022.


Giá thành sản phẩm góp phần quan trọng trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Thức ăn chiếm phần lớn trong cơ cấu giá thành nên giá thịt gà luôn tăng giảm theo giá thức ăn đầu vào. Giá thịt gà tiệm cận với diễn biến giá thức ăn trong những năm qua và có xu hướng giảm từ quí 3/2014 đến nay (BĐ 7).


BĐ 7: Biến động giá thịt gà. thịt bò và thịt heo so với giá thức ăn trên thế giới


Nguồn: Rabobank, FAO, National Statistics, Bloomberg, 2015.


So sánh giữa quí 2/2013 và quí 2/2015, giá gà sống Brazil giảm từ 0,94 USD/kg còn 0,75 USD/kg, khu vực EU cũng giảm từ 1,23 USD/kg còn 0,91 USD/kg, riêng Trung Quốc từ 1,28 USD/kg có xu hướng tăng nhẹ, đến quí 2/2015 mới giảm còn 1,27 USD/kg (Bảng 7); giảm mạnh nhất là giá thịt đùi gà góc tư ở Mỹ từ 116,4 USD/100 kg giảm mạnh còn 73,1 USD/100 kg, tương đương 16.155 đồng/kg (tính theo tỉ giá 1 USD # 22.100 đồng). Nhìn chung, quí 2/2015 giá gà ở Brazil, Mỹ và Nga giảm nhiều. Tuy nhiên, đáng chú ý là giá thịt ức gà EU nhập từ Thái Lan lại tăng từ 322 USD/100 kg lên 330,7 USD/100 kg (Bảng 8).


Bảng 7: Biến động giá gà sống và thức ăn chăn nuôi

 

Nguồn: Rabobank AgriCommodity Outlook, FAO, National statiatics, UBABEF, 2015.

 

Bảng 8: Giá thịt gà ở một số nơi trên thế giới
 

Nguồn: Rabobank, Eurastat, FAO, National Statistics, UBAEF, USDA, 2015

 


 

Hầu hết các đơn vị chủ lực trong ngành công nghiệp thịt gà thế giới đều phát triển mạnh về qui mô cũng như doanh thu. Trong 15 công ty có sản lượng thịt gà cao nhất thế giới (2012), đến 8 công ty có trụ sở chính tại Mỹ, 3 công ty tại Brazil, 2 công ty tại Pháp, 1 tại Thái Lan và 1 tại Mexico. Công ty có sản lượng cao nhất là Tyson Foods, Inc., năm 2012 sản lượng thịt gà hơn 4 triệu tấn, trong khi LDC đứng thứ hạng 15 sản lượng chỉ xấp xỉ 500 ngàn tấn (BĐ 8, Bảng 9).
 

Chăn nuôi và chế biến thịt gà đã là một ngành công nghiệp được chuyên môn hóa và tự động hóa cao trên thế giới. Vì thế, đầu tư vào sản xuất từ thức ăn đến con giống và kiểm soát tốt dịch bệnh để thịt gà có giá thành thấp nhất là đường đua mà các doanh nghiệp trên toàn thế giới đang dấn bước để chiếm giữ thị trường đã lớn nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng trong tương lai.

BĐ 8: Các công ty có sản lượng thịt gia cầm hàng đầu thế giới, năm 2012


Nguồn: Rabobank


Bảng 9: Sơ lược về các công ty có sản lượng thịt gia cầm hàng đầu thế giới


ANH TÙNG, STINFO số 9/2015

Tải bài này về tại đây.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả