SpStinet - vwpChiTiet

 

Đánh giá khả năng phục hồi vận động bệnh nhân nhồi máu não bằng xoa bóp vận động hỗ trợ điện châm dựa vào kích thước tổn thương trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính

Đề tài do nhóm tác giả gồm Vương Thị Kim Chi, Huỳnh Văn Minh, Lê Đức Hinh thực hiện nhằm đánh giá khả năng phục hồi vận động bằng xoa bóp vận động hỗ trợ điện châm bệnh nhân nhồi máu não dựa vào kích thước tổn thương trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính.

Tai biến mạch máu não là một nguyên nhân gây tử vong và tàn tật phổ biến khắp nơi trên thế giới. Bệnh Viện ĐH Y Dược Huế đã điều trị một số lượng lớn bệnh nhân tai biến nhồi máu não. Ở thời điểm trước khi điều trị, những bệnh nhân này đều đã được chẩn đoán khá chính xác trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính não nhưng nghiên cứu về khả năng phục hồi vận động bằng các phương pháp vật lý trị liệu, xoa bóp vận động, điện châm đối với mức độ tổn thương nhồi máu não như kích thước, vị trí và số lượng ổ nhồi máu não thì chưa có nhiều. Nghiên cứu tiến hành trên 94 bệnh nhân đã được  chẩn đoán nhồi máu não và nằm điều trị tại khoa nội bệnh viện ĐH Y Dược Huế từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 10 năm 2007. Kết quả cho thấy, sự liên quan đến kích thước tổn thương đến khả năng phục hồi chức năng vận động bằng xoa bóp vận động có hỗ trợ điện châm: nhóm có kích thước tổn thương càng nhỏ thì tỷ lệ phục hồi càng lớn. Hiệu quả phục hồi tốt nhất là ở nhóm có kích thước từ <1cm và 1-5cm thì khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (69,39%), thật sự có ý nghĩa thống kê, với p<0,001; nhóm có kích thước >5cm thì hiệu quả phục hồi thấp, khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày là không thể được, chủ yếu phải có sự trợ giúp trung bình và hoàn toàn.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 10/2007)