SpStinet - vwpChiTiet

 

Chương trình Hợp tác Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan


 

Về IPP


Chương trình Hợp tác sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP - Innovation Partnership Program) là chương trình viện trợ phát triển được đồng tài trợ bởi Chính phủ Phần Lan và Chính phủ Việt Nam. IPP hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa có thu nhập trung bình vào năm 2020 bằng cách thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững với việc gia tăng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.
 

IPP hợp tác với nhiều đối tác quan trọng trong nước và quốc tế nhằm mở rộng quy mô các hoạt động đào tạo thực tế về đổi mới sáng tạo (ĐMST) và khởi nghiệp tại Việt Nam cũng như cải thiện các chương trình, các cơ chế hỗ trợ ở địa phương đối với doanh nghiệp sáng tạo mới. IPP cũng thực hiện việc kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm xây dựng một nền tảng vững chắc cho thế hệ doanh nhân Việt Nam tiếp theo, đồng thời thúc đẩy hợp tác về ĐMST và khởi nghiệp giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là với Phần Lan. IPP hiện đang triển khai giai đoạn 2 (IPP2) từ năm 2014 đến 2018 với tổng ngân sách là 11 triệu EUR.

 

Lễ ký Hiệp định song phương chương trình đối tác đổi mới sáng tạo giai đoạn 2
 giữa Việt Nam và Phần Lan.

 

 

Các hỗ trợ chính của IPP thời gian 2016-2017


  
- Chương trình tài trợ mới cho các dự án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.
 

   - Cấp kinh phí bổ sung để hỗ trợ các dự án thành công nhất trong danh mục các dự án đầu tư của IPP.


   - Tài trợ cho các trường đại học và các tổ chức giáo dục khác để phát triển các hoạt động đào tạo về đổi mới và tinh thần kinh doanh, và các hoạt động có liên quan đến việc xây dựng hệ sinh thái.

 

   - Chương trình hỗ trợ định hướng, giới thiệu cơ hội và kết nối.
 


Tài trợ cho các dự án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
 

IPP hỗ trợ các dự án phát triển hệ thống ĐMST có hướng tăng cường khả năng và tư duy ĐMST tại Việt Nam. Trọng tâm là phát triển các dịch vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp ĐMST mới thành lập và tăng trưởng nhanh. Các dự án này có thể bao gồm, nhưng không hạn chế các ý tưởng tiềm năng sau: phát triển vườn ươm mới, tạo ra các dịch vụ mới cho các vườn ươm đã có, triển khai chương trình tài trợ mới tại các vùng miền, cung cấp thêm các dịch vụ khởi nghiệp cho các khu công nghệ hiện có hoặc khởi xướng chương trình tăng trưởng cụm tại các vùng miền.


Các tổ chức liên kết địa phương, quốc gia và quốc tế đều có thể nộp hồ sơ đề nghị tài trợ, hỗ trợ tư vấn, kết nối đối tác trong tương lai gần. IPP sẽ trao đổi với đại diện của các tổ chức trong các sự kiện mà IPP tổ chức và cung cấp hỗ trợ một-một để phát triển các ý tưởng, kế hoạch, dự án và các ứng dụng tiềm năng.


Tài trợ của IPP sẽ được dùng để chi trả cho 70% chi phí nhân lực của nhóm thực hiện dự án và nhân sự thuê ngoài. Nguồn vốn cấp trong giai đoạn đầu tiên là khoảng 50 ngàn EUR. Các nhóm tiềm năng nhất sẽ có cơ hội tham gia vào vòng tài trợ lần hai vào cuối năm 2016 và sẽ nhận được một khoản hỗ trợ bổ sung tới tối đa lên đến 100 ngàn EUR để thực hiện dự án trong năm 2017.


Nguồn vốn ban đầu dành cho các dự án phát triển hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp tập trung vào việc phát triển các hỗ trợ hoàn toàn mới (các phương thức khác về cơ chế, dịch vụ, chương trình hoặc các kế hoạch) cho các công ty ĐMST khởi nghiệp tăng trưởng nhanh. IPP hỗ trợ cho dự án ở giai đoạn đầu tiên (thực hiện từ 6-8 tháng) bao gồm:


   - Vốn tài trợ ban đầu dùng để hoàn trả cho các chi phí chủ yếu là lương của nhóm thực hiện dự án (bao gồm cả nhân sự nội bộ đang có và nhân sự cần thuê ở ngoài).


   - Thuê các dịch vụ cố vấn hoặc tư vấn phù hợp với nhu cầu của từng dự án.


   - Có cơ hội được tham gia vào nền tảng trực tuyến do IPP khởi xướng trong năm 2016, nền tảng này kết nối các hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp cả trong nước và quốc tế.


   - Có cơ hội nộp đề xuất nhận tài trợ bổ sung vòng sau để triển khai dự án đến cuối năm 2017.


Các nhóm thực hiện dự án sẽ chịu trách nhiệm về việc tìm kiếm các chuyên gia hoặc cố vấn cũng như các mạng lưới phục vụ cho dự án của mình. IPP sẽ chỉ hỗ trợ giới hạn các việc này thông qua mạng lưới của IPP.


Ứng viên phải là một nhóm các tổ chức liên kết. Nhóm này có khả năng triển khai dự án liên kết phát triển hệ thống ĐMST. Một hoặc nhiều tổ chức trong nhóm liên kết này có thể cùng nộp hồ sơ đề nghị tài trợ vốn ban đầu. Mỗi ứng viên nộp đề xuất trong nhóm liên kết sẽ lưu hồ sơ nhận tài trợ riêng và sử dụng kế hoạch chung của toàn bộ dự án của nhóm để mô tả dự án.
 

Các ứng viên trong nhóm liên kết muốn nộp đề xuất nhận tài trợ phải là tổ chức được đăng ký tại Việt Nam, đại diện cho hệ sinh thái ĐMST trong một vùng miền. Ứng viên có thể là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan chính phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận hoặc bất kỳ các loại hình tổ chức nào khác được đăng ký tại Việt Nam. Nhóm liên kết phải ký thỏa thuận liên kết muộn nhất sau 3 tháng đầu tiên được IPP hỗ trợ. Nhóm liên kết có thể gồm các đối tác nước ngoài, nhưng những tổ chức này sẽ không được nhận tài trợ trực tiếp từ IPP.


Nhóm liên kết sẽ có kế hoạch dự án chung mô tả nội dung và ngân sách dự án. Nhóm liên kết phải có khả năng mở rộng hợp tác với bất kỳ các đối tác trọng điểm trong nước và quốc tế.

 


Hỗ trợ mềm cho các dự án


  
- Cố vấn và tư vấn định hướng, giới thiệu cơ hội.


   - Kết nối quốc gia và quốc tế.


   - Cơ hội để tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp trực tuyến được vận hành bởi IPP.


   - Cơ hội xin cấp kinh phí hỗ trợ bổ sung từ IPP trong cuối năm 2016.
Các chi phí được chấp nhận là các chi phí liên quan đến con người như tiền lương, các dịch vụ chuyên môn, du lịch, cố vấn và các dịch vụ tư vấn. IPP không chấp nhận hỗ trợ các chi phí về thiết bị và hàng tiêu dùng hoặc các chi phí hoạt động của tổ chức.

 


Các yếu tố chính đảm bảo thành công


   - Tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động của bạn.


   - Xác định một mô hình kinh doanh có thể ứng dụng.


   - Nguồn lực tài chính đảm bảo.


   - Đóng góp vào chính sách công phù hợp với thực tế và quan điểm của một thế giới ngày càng toàn cầu hóa.


   - Cung cấp và quản lý các nhóm dự án sáng tạo và có kiến thức.


   - Huấn luyện các cá nhân sáng tạo, có hướng kinh doanh và cam kết thực hiện hoạt động.


   - Chọn đúng khách hàng.


   - Cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp mạo hiểm mới.


   - Thiết lập mạng lưới quan hệ và liên minh.
  

   - Duy trì hiểu biết về các xu hướng công nghệ và thị trường hiện tại.


   - Xác định và phát triển chiến lược cho các đối tượng của bạn để đảm bảo nguồn lực tài chính.

 


Một ví dụ về dự án được tài trợ
 

Dự án Hệ sinh thái đổi mới và doanh nhân Đà Nẵng được vận hành trên cơ sở hợp tác của ba đối tác chính là UD-CIT (Đại học CNTT, Đại học Đà Nẵng), DISED (Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng) và Nhóm 9StartLab. Dự án xây dựng vườn ươm và các hệ sinh thái hỗ trợ trong các trường đại học và thành phố Đà Nẵng, với nhiệm vụ thúc đẩy thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm hàng đầu của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam và là một trung tâm thương mại quốc tế của ASEAN vào năm 2025 là một ví dụ điển hình về hỗ trợ liên minh ở Đà Nẵng.


TUẤN KIỆT, STINFO số 4/2016

Tải bài này về tại đây.