SpStinet - vwpChiTiet

 

Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ một số loài hải miên ở vùng biển Việt Nam

Nghiên cứu được nhóm tác giả Huỳnh Nguyễn Duy Bảo và Nguyễn Khắc Bát (Khoa Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Nha Trang) thực hiện nhằm đánh giá hoạt tính chống oxy hóa và nhận diện các hợp chất chống oxy hóa của dịch chiết từ 18 mẫu hải miên ở vùng biển Việt Nam, phục vụ cho công tác khai thác, chiết xuất hoạt chất sinh học chống oxy hóa ứng dụng trong thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và y dược.

Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi cho các loài hải miên phát triển. Theo số liệu công bố trước đây, tại vùng biển Việt Nam đã tìm thấy 201 loài hải miên. Hải miên được xếp đầu danh sách đối với việc phát hiện các hợp chất có hoạt tính sinh học và khả năng ứng dụng trong dược phẩm do đa dạng về cấu trúc hóa học của các chất chuyển hóa có trong hải miên. Những nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra  nhiều hợp chất từ hải miên có hoạt tính sinh học như kháng viêm, kháng khuẩn, chống lao, chống ung thư, kháng nấm, chống sốt rét, kháng virut và kháng HIV. Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ một số loài hải miên là rất cần thiết và sẽ mang lại một nguồn hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên đầy hứa hẹn.

Để nghiên cứu có kết quả chính xác, nhóm tác giả đã xử lý mẫu hải miên và dịch chiết hải miên để phân tích hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính khử gốc tự do DPPH, tổng năng lực khử, hoạt tính khử hydrogen peroxide và phân tích nhận diện hoạt chất chống oxy hóa.

Kết quả cho thấy, tất cả các loài hải miên phân tích đều có hoạt chất chống oxy hóa (trong dịch chiết có chứa các hoạt chất chống oxy hóa như polypeptide, saponin, sterol, flavonoid, glycoside và polyphenol). Kết quả này giúp định hướng lựa chọn phương pháp và dung môi để tối ưu hóa điều kiện chiết xuất hoạt chất chống oxy hóa từ những loài hải miên tiềm năng để ứng dụng vào thực phẩm chức năng và dược phẩm.

Đây là các nội dung từ bài viết “Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ một số loài hải miên ở vùng biển Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, số 24, năm 2018, vừa được bổ sung vào kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI).

Trong tài liệu này, còn 20 nội dung nghiên cứu đáng chú ý khác về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, như:

  1. Chính sách phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
  2. Phát triển nuôi lồng bè tại các vịnh thuộc tỉnh Khánh Hòa trong điều kiện biến đổi khí hậu
  3. Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng vú sữa tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang
  4. Ảnh hưởng của EMINA trên các nền đạm bón khác nhau đến năng suất, chất lượng và tồn dư nitrat trong một số loại rau ăn tươi trồng tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
  5. Nghiên cứu hiệu quả bóng đèn LED đến sự ra hoa trên thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus Haw.) tại huyện Châu Thành tỉnh Long An
  6. Khả năng gây bệnh của chủng nấm Isaria javanica VN 1472 đối với trưởng thành bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata) hại rau họ hoa thập tự trong điều kiện phòng thí nghiệm
  7. Ảnh hưởng của chế phẩm Retain đến khả năng kéo dài thời gian chín của quả na Lạng Sơn
  8. Xác định chủng vi khuẩn lactic chịu nhiệt sinh chất kháng khuẩn và amylase ngoại bào
  9.  Tình hình gây hại và một số đặc điểm sinh học bọ xít Helopetis theivora (Waterhouse) hại keo tai tượng, keo lai huyện Yên Bình và Trấn Yên tỉnh Yên Bái
  10. Mật độ, thành phần vi khuẩn Vibrio sp. và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong môi trường nước nuôi tôm có tỷ lệ C/N khác nhau
  11. Phát triển 11 chỉ thị microsatellite cho ốc hương ở Việt Nam sử dụng máy giải trình tự gien thế hệ mới MISEQ
  12. Một số đặc tính sinh học và khả năng kháng khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết cây cỏ Tháp bút (Equisetum diffusum D.Don) đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá chép
  13. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt Biển 15 - Đại Xuyên thương phẩm
  14. Tình hình bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tiền Giang
  15. Đặc điểm sinh cảnh của Khu hệ linh trưởng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị
  16. Trữ lượng các bon của quần thể đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh
  17. Thiết kế hệ thống xử lý nước mặt qui mô hộ gia đình sử dụng công nghệ plasma lạnh kết hợp với keo tụ tạo bông
  18.  Ứng dụng công nghệ viễn thám xác định thay đổi diện tích rừng tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang giai đoạn 1995 – 2017
  19. Sự thay đổi một số tính chất hóa học của đất dưới tán rừng trồng thông mã vĩ (Pinus massoniana) sau cháy rừng tại Sóc Sơn, Hà Nội

Để tham khảo các tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, bạn đọc cũng có thể tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả