SpStinet - vwpChiTiet

 

Sức sáng tạo khu vực ASEAN qua thông tin sáng chế

ASEAN, khu vực các nước Đông Nam Á, là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Những năm gần đây, khu vực này gia tăng phát triển theo hướng đổi mới và sáng tạo công nghệ.

Sáng chế khu vực ASEAN

Văn phòng Các vấn đề quốc tế IPOS (IPOS International) thuộc Cơ quan Sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS - Intellectual Property Office of Singapore) đã công bố tài liệu “The State of  Innovation in ASEAN 2018”  với những thống kê và phân tích dựa trên thông tin sáng chế trong 10 năm vừa qua cho thấy phần nào bức tranh sáng tạo của khu vực này. Theo đó, giai đoạn 2008-2017 tổng số đơn sáng chế khu vực ASEAN là 37.102 sáng chế (BĐ1.1), mức gia tăng trung bình hàng năm là 12,5%. Sự gia tăng lượng sáng chế cho thấy xu hướng đầu tư của các nước cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D).

BĐ1.1: Phát triển số lượng đơn đăng ký sáng chế khu vực ASEAN

Sáng chế trong thập kỷ qua ở khu vực ASEAN được phân tích theo công nghệ trong tài liệu The State of Innovation in ASEAN 2018 gồm bốn nhóm chính:  kỹ thuật liên quan đến cơ khí (Mechanical Engineering), kỹ thuật liên quan đến điện (Electrical Engineering), hóa (Chemistry) và dụng cụ (Instruments). Trong đó, kỹ thuật liên quan đến điện có 15.671 sáng chế chiếm 43%. Không nằm ngoài làn sóng chuyển hướng đến kinh tế số hóa trên toàn cầu, các giải pháp về công nghệ thông tin trong thương mại, dịch vụ tài chính, quản lý dữ liệu, hoặc trong năng lượng tái tạo, nông nghiệp,… phát triển nhanh nhất trong 5 năm vừa qua ở khu vực này. Ngược lại, sáng tạo trong công nghệ bán dẫn sụt giảm (BĐ1.2).

BĐ1.2: Tăng trưởng sáng chế theo lĩnh vực công nghệ khu vực ASEAN, giai đoạn 2013-2017

Ghi chú:

  • Kích thước các hình tròn trong BĐ thể hiện tổng số sáng chế giai đoạn 2008-2017
  • Các lĩnh vực công nghệ được thống kê theo 4 nhóm chính gồm:

Kỹ thuật liên quan đến cơ khí (Mechanical Engineering) bao gồm: Giao thông vận tải (Transport), Các phương pháp và thiết bị nhiệt (Thermal processes and apparatus), Động cơ, máy bơm, tuabin (Engines, pumps, turbines), Các máy móc chuyên dụng khác (Other special machines), Chi tiết cơ khí (Mechanical elements), Máy công cụ (Machine tools), Vận hành, xử lý (Handling), Máy dệt, máy sản xuất giấy (Textile and paper machines).

Kỹ thuật liên quan đến điện (Electrical Engineering)  bao gồm:  Các phương pháp công nghệ thông tin để quản lý (IT methods for management), Công nghệ máy tính (Computer technology), Viễn thông (Telecommunications), Công nghệ nghe-nhìn (Audio-visual technology),  Truyền thông kỹ thuật số (Digital communication), Máy điện, dụng cụ, năng lượng (Electrical machinery, apparatus, eneergy), Các phương pháp thông tin căn bản (Basic communication processes), Các dụng cụ bán dẫn (Semiconductors).

Hóa (Chemistry) bao gồm: Hóa học cao phân tử, vật liệu polymer (Macromolecular chemistry, polymers), Công nghệ nano và vi cấu trúc (Micro-structure and nano-technology), Công nghệ môi trường (Environmental technology),  Kỹ thuật hóa học (Chemical engineering), Vật liệu, luyện kim (Materials, metallurgy), Dược phẩm (Pharmaceuticals), Hóa chất hữu cơ tinh khiết (Organic fine chemistry), Công nghệ xử lý bề mặt, phủ bề mặt (Surface technology, coating), Công nghệ sinh học (Biotechnology), Hóa thực phẩm (Food chemistry), Vật liệu hóa học cơ bản (Basic materials chemistry).

Dụng cụ (Instruments)  bao gồm:  Quang học (Optics), Đo (Measurement), Điều khiển (Control), Kỹ thuật y học (Medical technology), Phân tích vật liệu sinh học (Analysis of biological materials).

Khác (Others) bao gồm: Kỹ thuật xây dựng dân dụng (Civil engineering), Đồ nội thất, trò chơi (Furniture, games), Hàng hóa tiêu dùng khác (Other consumer goods).

5 nước có nhiều đơn đăng ký sáng chế  khu vực ASEAN là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Singapore và Malaysia có nhiều sáng chế  đăng ký thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện (Electrical Engineering). Sức sáng tạo của Singapore đứng đầu khu vực, đặc biệt trong các lĩnh vực về  bán dẫn, công nghệ máy tính, và công nghệ nghe-nhìn. Indonesia có nhiều sáng chế đăng ký lĩnh vực hóa thực phẩm; Thái Lan về vận chuyển, đặc biệt trong công nghiệp ôtô. Riêng Việt Nam, số đơn sáng chế  tăng ấn tượng với 36,4% trung bình hàng năm trong giai đoạn 2013-2017, sáng chế  phân bổ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều nhất là về kỹ thuật công trình công cộng (Civil Engineering).  BĐ1.3 cho thấy số lượng sáng chế  theo 3 lĩnh vực có nhiều đơn  đăng ký  ở các nước.

Hoạt động sáng tạo là hướng mà các nước ASEAN nhắm đến để tạo động lực phát triển kinh tế, phát triển quốc gia bền vững. Chính phủ các nước vẫn đang tiếp tục xây dựng các chính sách để khuyến khích phát triển khả năng sáng tạo và đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

BĐ1.3: Số lượng sáng chế theo 3 lĩnh vực có nhiều đơn  đăng ký  ở các nước, giai đoạn 2013-2017

 Ghi chú: nguồn các BĐ và số liệu sáng chế khu vực ASEAN từ IPOS International, The State of Innovation in ASEAN 2018.

Sáng chế ở Việt Nam

Theo Báo cáo Thường niên 2017 (2017 Annual Report) được Cục Sở hữu trí tuệ công bố vào tháng 10/2018, năm 2017 có 5.382 đơn và 1.745 sáng chế được cấp bằng. Trong đó, chiếm đa số là đơn nước ngoài (BĐ2.1 , BĐ2.2);

BĐ2.1 : Số lượng đơn đăng ký sáng chế

BĐ2.2 : Số lượng bằng độc quyền sáng chế đã cấp

Trong khi đó, đơn đăng ký giải pháp hữu ích trong nước chiếm đa số, năm 2017 có 434 đơn và 146 giải pháp hữu ích được cấp bằng (BĐ2.3 , BĐ2.4 ) .

BĐ2.3 : Số lượng đơn đăng ký giải pháp hữu ích

BĐ2.4 : Số lượng bằng độc quyền giải pháp hữu ích

Liên tục nhiều năm, dược là lĩnh vực có nhiều đơn đăng ký sáng chế nhất tại Việt Nam, năm 2017 có 687 đơn (chiếm 12,5% tổng số đơn); kế đến là công nghệ vật liệu hóa học cơ bản, vật liệu - luyện kim  và công nghệ nghe- nhìn (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Số lượng đơn sáng chế theo lĩnh vực  công nghệ, giai đoạn 2013-2017 

STT

Lĩnh vực

2013

2014

2015

2016

2017

VN

NN

VN

NN

VN

NN

VN

NN

VN

NN

1

Dược phẩm (Pharmaceuticals)

13

629

19

663

30

808

27

667

16

671

2

Vật liệu hóa học cơ bản
(Basic materials chemistry)

20

434

38

410

22

369

42

360

36

366

3

Vật liệu, luyện kim (Materials, metallurgy)

13

221

10

275

19

240

33

236

18

286

4

Công nghệ nghe-nhìn
(Audio-visual technology)

6

194

2

258

2

304

4

291

9

257

5

Các máy móc chuyên dụng khác (Other special machines)

38

175

35

169

40

217

59

259

43

240

6

Công nghệ xử lý bề mặt, phủ bề mặt (Surface technology, coating)

3

153

11

152

13

149

7

147

8

227

7

Máy móc, thiết bị, năng lượng điện (Electrical machinery, apparatus, energy)

18

167

25

171

22

191

21

234

30

226

8

Máy dệt, máy sản xuất giấy (Textile and paper machines)

5

105

2

125

7

146

2

212

6

226

9

Công nghệ máy tính  (Computer technology)

11

134

6

132

11

205

13

259

22

221

10

Giao thông vận tải (Transport)

25

194

16

202

24

211

17

186

23

216

11

Kỹ thuật hóa học (Chemical engineering)

40

241

25

232

25

196

31

178

34

212

12

Hàng tiêu dùng khác (Other consumer goods)

3

130

7

177

15

206

18

280

10

208

13

Vận hành, xử lý (Handling)

8

148

3

149

11

173

15

203

6

199

14

Hóa học cao phân tử, vật liệu polymer (Macromolecular chemistry, polymers)

5

142

3

125

7

131

2

157

7

173

15

Kỹ thuật xây dựng dân dụng
(Civil engineering)

22

137

35

156

69

143

74

162

70

166

16

Chi tiết cơ khí (Mechanical elements)

5

116

12

133

10

89

11

126

5

165

17

Kỹ thuật y học (Medical technology)

16

140

15

171

16

143

8

168

13

162

18

Quang học (Optics)

2

80

1

81

1

111

7

136

12

162

19

Công nghệ sinh học (Biotechnology)

11

150

13

161

25

161

22

117

22

154

20

Hóa thực phẩm (Food chemistry)

26

181

17

178

13

196

30

155

15

153

21

Động cơ, máy bơm, tuabin
(Engines, pumps, turbines)

24

135

20

101

20

112

21

123

23

151

22

Đo (Measurement)

8

74

17

94

18

89

17

110

62

140

23

Truyền thông kỹ thuât số
(Digital communication)

3

63

2

63

2

88

4

150

9

139

24

Hóa chất hữu cơ tinh khiết
(Organic fine chemistry)

8

169

17

164

16

144

13

138

18

137

25

Viễn thông (Telecommunications)

2

80

2

51

2

100

4

136

15

134

26

Điều khiển (Control)

6

55

9

68

6

69

8

73

17

105

27

Máy công cụ (Machine tools)

2

111

5

150

13

133

12

125

10

103

28

Các dụng cụ bán dẫn
(Semiconductors)

1

39

1

31

0

49

2

67

1

101

29

Các phương pháp và thiết bị nhiệt (Thermal processes and apparatus)

7

78

7

95

9

86

9

87

8

100

30

Công nghệ môi trường
(Environmental technology)

24

115

37

91

32

71

23

88

26

98

31

Các phương pháp công nghệ thông tin để quản lý (IT methods for management)

5

36

2

41

3

49

10

52

11

92

32

Đồ nội thất, trò chơi (Furniture, games)

9

49

15

75

14

54

13

88

10

91

33

Các phương pháp thông tin căn bản (Basic communication processes)

3

16

0

22

0

13

0

28

4

45

34

Công nghệ nano và vi cấu trúc
(Micro-structure and nano-technology)

1

0

4

2

1

4

2

5

3

5

35

Phân tích vật liệu sinh học
(Analysis of biological materials)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Ghi chú: VN: Việt Nam, NN: nước ngoài

Nước có nhiều đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích ở Việt Nam là Nhật, Mỹ và Hàn Quốc. Số lượng đơn trong nước có xu hướng gia tăng trong những năm qua (BĐ2.5).

BĐ2.5 : Các nước có nhiều đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích tại Việt Nam

Phần lớn đơn đăng ký sáng chế và bằng sáng chế của người nộp đơn Việt Nam là của cá nhân và doanh nghiệp. Lượng đơn đăng ký sáng chế còn khiêm tốn từ các viện, trường (BĐ2.6 , BĐ2.7).

BĐ2.6 : Phát triển đăng ký sáng chế của người nộp đơn Việt Nam theo chủ thể

BĐ2.7 : Phát triển bằng độc quyền sáng chế của người nộp đơn Việt Nam theo chủ thể

Đơn đăng ký giải pháp hữu ích và bằng giải pháp hữu ích của người nộp đơn Việt Nam đa số cũng thuộc về các cá nhân và doanh nghiệp; số lượng đơn cũng hạn chế ở các viện, trường (BĐ2.8, BĐ2.9).

BĐ2.8 : Phát triển đơn đăng ký giải pháp hữu ích của người nộp đơn Việt Nam theo chủ thể

BĐ2.9 : Phát triển bằng độc quyền giải pháp hữu ích của người nộp đơn Việt Nam theo chủ thể

Ghi chú: Nguồn số liệu về đăng ký sáng chế ở Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Báo cáo Thường niên 2017  (2017 Annual Report).

Anh Vũ (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả