SpStinet - vwpChiTiet

 

Giãn cơ sâu trong nội soi ổ bụng

Nhóm tác giả Ngô Thị Huê và Nguyễn Hữu Tú (Khoa Gây mê hồi sức và chống đau – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) đã tiến hành nghiên cứu sử dụng phương pháp giãn cơ trong phẫu thuật ổ bụng để đánh giá ảnh hưởng trên áp lực ổ bụng và một số chỉ số hô hấp, huyết động của giãn cơ,…nhằm cải thiện điều kiện phẫu thuật.

Ngày nay, phẫu thuật nội soi ngày càng phát triển vì có nhiều ưu điểm như: hồi phục nhanh hơn, giảm đau sau phẫu thuật, giảm thời gian nằm viện, thẩm mỹ hơn và bệnh nhân hài lòng hơn. Phẫu thuật nội soi liên quan đến việc bơm hơi vào trong khoang phúc mạc, làm tăng áp lực trong ổ bụng cùng với sự hấp thu CO2 dẫn đến những biến động về tuần hoàn, hô hấp và tưới máu tại chỗ. Ngược lại, áp lực ổ bụng thấp lại ảnh hưởng đáng kể đến phẫu thuật viên. Nhiều nghiên cứu trong vài năm gần đầy đã xác định phương pháp giãn cơ sâu có tính ưu việt trong việc duy trì áp lực bơm hơi thấp mà vẫn đảm bảo điều kiện phẫu thuật tốt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giảm cơ sâu giúp thực hiện phẫu thuật ở mức áp lực bơm hơi ổ bụng thấp (9,3 mmHg) mà vẫn tối ưu hóa được phẫu trường (p<0,05). Điểm đau sau mổ và tỷ lệ đau vai sau mổ cũng thấp hơn, thời gian hồi phục đường tiêu hóa là 40 giờ so với 64 giờ tương ứng. Sau khi sử dụng thuốc giải giãn cơ – sugammadex, không thấy có sự tái giãn cơ trong thời gian 1 giờ sau mổ, cũng không có bệnh nhân nào bị nôn hay buồn nôn. Có thể thấy, giãn cơ sâu, ngoài việc cải thiện điều kiện phẫu thuật, không ảnh hưởng đến các chỉ số hô hấp, huyết áp, đau sau mổ mà còn giúp phẫu thuật viên hài lòng hơn.

Nội dung nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Nghiên cứu y học, số 6, năm 2018, hiện đang lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI).

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú ý khác, như:

  1. Nhận xét kết quả cắt khối tá tụy có nội soi hỗ trợ với mổ mở trong điều trị khối u vùng bóng vater tại bệnh viện Bạch Mai
  2. Rối loạn nhận thức trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực
  3. Thực trạng tăng đường huyết mới phát hiện ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương
  4. Đánh giá tình trạng rối loạn nhu động thực quản và thay đổi áp lực cơ thắt thực quản dưới ở bệnh nhân có triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  5. Đặc điểm lâm sàng giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn sự thích nghi
  6. Vai trò chẩn đoán tăng áp động mạch phổi của NTproBNP huyết thanh trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống
  7. Xác định đột biến exon 2 gen RHOA trên bệnh nhân ung thư dạ dày thể lan tỏa
  8. Nuôi cấy tăng sinh tế bào TCD8 ở bệnh nhân ung thư phổi
  9. Xác định đột biến trên một số exon trọng điểm của gen RB1 ở bệnh nhân ung thư võng mạc
  10. Tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu fibrin của viên nang TD.HK01 trên thực nghiệm

Bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả