SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng sóng siêu âm tần số thấp để tiền xử lý bùn hữu cơ

Nghiên cứu được nhóm tác giả Lê Minh Tuấn và Đỗ Văn Mạnh (Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện để khảo sát khả năng áp dụng siêu âm lên một số thông số đặc trưng của bùn và ảnh hưởng của chúng lên quá trình phân hủy yếm khí như: nồng độ tổng carbon hữu cơ (TOC), tổng carbon hữu cơ hòa tan (STOC), chất rắn bay hơi (VS). Đồng thời, khảo sát hiệu quả quá trình PHYK anaerobic thu hồi khí biogas.

Trong xử lý nước thải, phân hủy yếm khí là một kỹ thuật thường được sử dụng để xử lý bùn, ổn định chất rắn và tạo ra khí biogas. Tuy nhiên, phân hủy yếm khí thường diễn ra chậm, sự thủy phân các chất hữu cơ dạng hạt trong bùn bị hạn chế, nếu như không có phương pháp giúp quá trình này diễn ra thuận lợi thì sẽ khó khăn trong các công đoạn sau. Chính vì thế, việc ứng dụng sóng siêu âm để tiền xử lý bùn trước khi phân hủy yếm khí là rất cần thiết, giúp cho quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn, nâng cao hiệu suất xử lý, rút ngắn thời gian lưu, tiết kiệm được chi phí.

Nhóm nghiên cứu sử dụng các thiết bị siêu âm và thiết bị dùng để phân hủy yếm khí đạt chuẩn phục vụ nghiên cứu, với vật liệu là bùn lấy từ bể chứa bùn của hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản.

Kết quả cho thấy, thời gian siêu âm không ảnh hưởng đến nồng độ TOC, STOC và VS. Khả năng loại bỏ TOC của mẫu bùn đối chứng so với mẫu siêu âm 30 phút chênh nhau 25%. Lượng khí sinh học thu được lớn nhất ở mẫu có thời gian siêu âm là 30 phút.

Đây là các nội dung từ bài viết “Ứng dụng sóng siêu âm tần số thấp để tiền xử lý bùn hữu cơ”, đăng trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 1B, năm 2019, vừa được bổ sung vào kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI).

Trong tài liệu này, còn 12 nội dung nghiên cứu đáng chú ý khác về các lĩnh vực khoa học và công nghệ, như:          

  1. Tổng quan về xử lý axit perflooctanoic (PFOA) và muối peflooctansunfonat (PFOS) bằng sóng siêu âm
  2. Tổng hợp hiệu quả và tính chất quang của một số salophen dùng làm chemosensor quang trong phân tích ion kim loại chuyển tiếp
  3. Đóng góp vào việc phát triển quy trình phân tích pentaclophenol trong mẫu thức ăn chăn nuôi bằng sắc ký lỏng ghép nối khối phổ hai lần (LC-MS/MS)
  4. Nghiên cứu quá trình phân hủy kỵ khí chất thải chăn nuôi lợn và rác hữu cơ trong sinh hoạt nông thôn để sinh khí meetan và phân hữu cơ
  5. Đánh giá độc tính của thuốc trừ sâu endosulfan đến sinh trưởng của Daphnia magna
  6. Mối liên quan giữa hàm lượng asen và một số thành phần hóa học thê hiện tính khử trong nước ngầm tại khu vực ven sông Hồng, Hà Nội
  7. Xây dựng phương pháp điện di mao quản xác định hàm lượng các amino axit tự do chính trong sản phẩm sữa ong chúa
  8. Nghiên cứu xác định chọn lọc điện hóa axit uric trên điện cực biến tính nano compozit rGO/PDA-Cu/CuNPs
  9. Phát triển quy trình phân tích phenol trong nước bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector UV/Vis tự chế tạo
  10. Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải theo hướng phát triển bền vững
  11. Nghiên cứu chế tạo thiết bị dựa trên nguyên lý đo áp suất để theo dõi liên tục BOD trong thời gian dài nhằm xác định đặc tính nước thải
  12. Xác định hiệu quả hấp phụ amoni của vật liệu EBB cải tiến

Bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

 

Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả