SpStinet - vwpChiTiet

 

Đổi mới có trách nhiệm là chìa khóa cho nền nông nghiệp thông minh

Theo các học giả tại Đại học East Anglia (UEA), sự đổi mới có trách nhiệm và có tính toán đến các tác động đến xã hội chính là chìa khóa cho sự thành công của nền nông nghiệp thông minh.

Nông nghiệp đang trải qua một cuộc cách mạng công nghệ được hỗ trợ bởi các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới. Trong khi công nghệ thông minh sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả năng suất và hiệu quả sinh thái, các nhà phê bình cho rằng việc xem xét đến các tác động xã hội nên được diễn ra song song.

Tiến sĩ David Rose và tiến sĩ Jason Chilvers (Học viện Khoa học Môi trường của UEA) cho rằng, khái niệm đổi mới có trách nhiệm phải xác định rõ về nông nghiệp 4.0, đảm bảo rằng việc đổi mới sẽ mang lại lợi ích và giải quyết các mặt tiêu cực tiềm tàng xã hội.

Mỗi cuộc cách mạng trong nông nghiệp trước đây đều mang đến sự thay đổi triệt để ở từng thời kỳ. Cuộc cách mạng lần đầu tiên (nông ngiệp 1.0) đại diện cho sự chuyển đổi từ săn bắn-hái lượm sang nông nghiệp định cư. Cuộc cách mạng lần lần thứ hai liên quan đến Cách mạng nông nghiệp Anh vào thế kỷ 18. Cuộc cách mạng lần thứ ba là ứng dụng cơ giới hóa làm tăng năng suất lao động sau chiến tranh và cuộc cách mạng Xanh ở các nước đang phát triển.

Sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao hiện nay bắt đầu từ khi Chính phủ Anh đầu tư 90 triệu bảng từ ngân sách để chuyển đổi nền sản xuất lương thực, chiếm lĩnh vị thế người dẫn đầu nền nông nghiệp tiên tiến, bền vững toàn cầu.

Với sự kết hợp của các ông lớn về công nghệ như IBM, Barclays và Microsoft, nông nghiệp 4.0 ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ robot ngày càng được sử dụng thường xuyên trong canh tác.

TS. Rose, giảng viên môn Địa lý và Con người cho biết: "Tất cả các công nghệ mới nổi này đều mang lại nhiều lợi ích trong canh tác nông nghiệp. Ví dụ, robot có thể thay người lao động phổ thông hái trái cây, đồng thời robot kết hợp với trí tuệ nhân tạo còn cho phép ứng dụng các tiến bộ về hóa học hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Các công nghệ này còn thu hút nhiều lao động trẻ hơn vào một ngành lâu đời như nông nghiệp."

Tuy nhiên, TS. Rose và Chilvers cũng cảnh báo rằng, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng có thể có những mặt trái. "Trước các tiền lệ phát triển nông nghiệp gây tranh cãi trước đây, thì việc nông nghiệp thông minh cũng sẽ gây tranh cãi là điều không thể tránh khỏi. Công nghệ robot và trí tuệ nhân tạo có thể gây mất việc làm hoặc thay đổi bản chất của nền nông nghiệp theo những cách thức một bộ phận nông dân không muốn." TS. Rose nói. “Do đó, chúng tôi khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, nhà tài trợ, công ty công nghệ và nhà nghiên cứu xem xét quan điểm của cả cộng đồng người làm nông nghiệp và toàn xã hội.

Tiến sĩ Rose nói thêm "Các cơ cấu đổi mới có trách nhiệm nên được thử nghiệm trong thực tế để xem liệu chúng có thể khiến việc ứng dụng công nghệ trở nên có trách nhiệm hơn không."

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả