SpStinet - vwpChiTiet

 

Robot dịch vụ: cơ hội cho startup

Robot từ phục vụ công nghiệp bước sang thực hiện các dịch vụ xã hội và nhu cầu cá nhân của con người đã làm thay đổi nền kinh tế và đời sống xã hội. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều robot dịch vụ là sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup).

Robot dịch vụ bắt đầu đi vào đời sống con người từ những năm 1990, là những robot bán tự động hay tự động hoàn toàn, giúp gia tăng hiệu suất và giảm chi phí thực hiện các dịch vụ, giúp cho đời sống con người trở nên tốt hơn.

Phát triển thị trường robot dịch vụ

Robot dịch vụ được Liên đoàn Robot quốc tế (IFR - International Federation of Robotics) chia nhóm robot dịch vụ chuyên ngành được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như quốc phòng, nông nghiệp, y tế, xây dựng, logistic,…; nhóm robot dịch vụ cá nhân/sử dụng trong nhà dùng để giải trí và thực hiện các việc trong nhà như làm vệ sinh, cắt cỏ,...

Robot dịch vụ chuyên ngành được IFR thống kê gồm các robot sử dụng trong các lĩnh vực: logistic, quốc phòng, y khoa, field robot (robot không trong nhà máy, được thống kê chủ yếu là robot trong trang trại sản xuất sữa), PR robot (robot quan hệ công chúng), exoskeleton robot (là dạng robot sinh học, khi mang vào người sẽ hoạt động như một bộ phận của cơ thể nhằm tăng cường khả năng hoạt động hay bảo vệ cơ thể). Số lượng và giá trị robot dịch vụ chuyên ngành được bán trên thị trường toàn cầu phát triển những năm qua và xu thế tăng trưởng sẽ tiếp diễn trong tương lai.

Năm 2017 có 109.500 robot dịch vụ chuyên ngành được bán ra trên thế giới, tăng 85% so với năm 2016; số lượng robot logistic được bán ra nhiều nhất (69.000 robot), tăng 162% so với năm 2016, kế đến là robot sử dụng trong quốc phòng (12.000  robot). Ước năm 2018, robot dịch vụ logistic vẫn dẫn đầu số lượng được bán ra. Giai đoạn 2019-2021 số lượng robot dịch vụ chuyên ngành bán ra được dự báo là 736.600 robot, mức tăng khoảng 21% mỗi năm (BĐ1).

Xét về giá trị, robot dịch vụ chuyên ngành bán ra đạt giá trị 6,6 tỉ USD vào năm 2017, tăng 39% so với năm 2016. Trong đó, robot logistic đạt 2,4 tỉ USD (tăng 138% so với 2016), kế đến là robot y khoa đạt giá trị là 1,9  tỉ USD. Ước năm 2018 giá trị robot chuyên ngành sẽ tăng 33%, đạt 8,7 tỉ USD. Giai đoạn 2019-2021 mức tăng trung bình mỗi năm là 19%, đạt giá trị 37 tỉ USD (BĐ 2).

BĐ1: Số lượng robot dịch vụ chuyên ngành được bán trên thế giới

             ĐVT: 1.000 robot

           Ghi chú: *: dự báo

Nguồn: World Robotics 2018.

BĐ2: Doanh thu của robot chuyên ngành trên thế giới

            ĐVT: triệu USD

           Ghi chú: *: dự báo

Nguồn: World Robotics 2018.

Tổng số robot dịch vụ cá nhân/sử dụng trong nhà  bán ra năm 2017 tăng 25% so với năm 2016, với 8,5 triệu robot, đạt giá trị 2,1 tỉ USD (tăng 27% so với 2016). Trong đó, có 6,1 triệu robot làm việc nhà (như vệ sinh, cắt cỏ, lau cửa sổ,...), 2,4 triệu robot giải trí (tăng 12% so với năm 2016), đạt giá trị 0,44 tỉ USD. Đáng chú ý là các công ty ở châu Á cung cấp ra thị trường nhiều robot đồ chơi với giá thấp. Robot dịch vụ sử dụng trong nhà dự báo sẽ phát triển mạnh, giai đoạn 2019-2021 số lượng bán ra trên thế giới là 39,5 triệu robot, với mức tăng khoảng 31% mỗi năm (BĐ3, BĐ4).

BĐ3 : Số lượng robot dịch vụ cá nhân/sử dụng trong nhà được bán trên thế giới

             ĐVT: triệu robot

                Ghi chú: *: dự báo

Nguồn: World Robotics 2018.

BĐ4: Giá trị robot dịch vụ cá nhân/sử dụng trong nhà được bán trên thế giới

                ĐVT: tỉ USD

                    Ghi chú: *: dự báo

Nguồn: World Robotics 2018.

Thu hút khởi nghiệp trong công nghiệp robot

Giai đoạn 2012- 2017, số lượng các startup trong lĩnh vực công nghệ robot và chế tạo tiên tiến gia tăng nhanh chóng, chiếm vị trí đầu tiên so với các lĩnh vực khác và  có các thỏa thuận gọi vốn đạt được trong giai đoạn tiền khởi nghiệp (giai đoạn thử nghiệm sản phẩm) tăng đến 189,4%, và số lượng các startup giai đoạn trưởng thành tăng 229,6 % (Bảng 1).

Bảng 1: Phát triển các startup theo lĩnh vực trên toàn cầu

Lĩnh vực

Phát triển giai đoạn tiền khởi nghiệp*   (%)

Phát triển giai đoạn trưởng thành** (%)

So sánh với số startup toàn cầu (Năm 2017-2018) (%)

Robot & chế tạo tiên tiến (Advanced Manufacturing & Robotics)

189,4

229,6

1,3

Công nghệ nông nghiệp & thực phẩm mới (Agtech & New Food)

171,4

114,3

0,6

Blockchain

162,6

222,9

1,5

Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn & phân tích (Artifcial Intelligence, Big Data & Analytics)

77,5

188,3

5,0

Công nghệ sinh học (Biotech)

57,2

75,0

1,8

Sức khỏe và khoa học đời sống (Health and Life Sciences)

56,2

119,4

6,8

Công nghệ tài chính (Fintech)

38,9

136,3

7,1

An ninh mạng (Cybersecurity)

35,4

133,3

0,7

Công nghệ sạch (Cleantech)

25,4

58,1

2,1

Công nghệ giáo dục (Edtech)

7,9

168,5

2,8

Ghi chú:

*: Tính tất cả thỏa thuận tài trợ vốn giai đoạn tiền khởi nghiệp từ 2012-2017.

**: Tính tất cả các startup trưởng thành từ 2012-2017.

Nguồn: Startup Genome, Global Startup Ecosystem Report 2018.

Toàn cầu hiện có 700 đơn vị sản xuất robot dịch vụ, trong đó 307 đơn vị ở châu Âu và 250 đơn vị thuộc khu vực Bắc Mỹ (BĐ5). Các nhà sản xuất robot dịch vụ ở  châu Âu chiếm phần lớn về robot dịch vụ logistic, y khoa, field robot (BĐ6).Trong số các đơn vị sản xuất robot dịch vụ có khoảng 29% là các startup với “tuổi đời” cao nhất là 5 năm, đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp robot. Số lượng các startup lĩnh vực robot dịch vụ ở châu Âu là 80 và ở Mỹ là 72 (BĐ7). 

BĐ5: Số lượng công ty sản xuất robot dịch vụ theo khu vực, năm 2017

Nguồn: World Robotics 2018.

BĐ 6: Số lượng các nhà sản xuất robot dịch vụ theo lĩnh vực ứng dụng

                     Số công ty

Nguồn: World Robotics 2017.

BĐ7: Số lượng các nhà sản xuất robot dịch vụ theo trụ sở chính ở các nước

                Số công ty

Nguồn: World Robotics 2017.

Ghi nhận trong tháng 7/2018, các startup hệ thống thông minh và robot  thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư, có khoảng 1,6 tỉ USD rót vào các startup với 34 thỏa thuận đầu tư (tính theo trụ sở chính của công ty),  các thỏa thuận đầu tư được ghi nhận bao gồm ở Trung Quốc (11), Mỹ (10), Israel (3), Nhật (2), và (1) ở các nước Singapore, Canada, Thụy Điển, Hà Lan, Slovenia, Hàn Quốc, Croatia và Ấn Độ. Nguồn vốn rót vào các startup ở Mỹ chiếm đến 60% đạt 980 triệu USD, kế đến là Trung Quốc là 23%, với tổng vốn đầu tư là 382 triệu USD (BĐ8). Vòng hạt giống thu hút vốn ở nhiều nhất với hơn 509 triệu USD với 5 thỏa thuận đầu tư, kế tiếp là vòng series A với 373 triệu USD với 9 thỏa thuận đầu tư (Bảng 2).

Robot dịch vụ là mảnh đất màu mỡ để các startup khai thác. Nhờ nhanh chóng đưa vào ứng dụng những công nghệ mang tính đột phá nên các startup đã thúc đẩy phát triển mạnh ngành công nghiệp robot, đây là lý do các startup lĩnh vực này được nhiều nhà đầu tư để mắt tới.

BĐ8: Thu hút đầu tư của các startup hệ thống thông minh và robot* ở một số nước, tháng 7/2018

       Ghi chú:

  • *Hệ thống thông minh và robot trong tài liệu “Robotics and Intelligent Systems Investments” của  Dan Kara ghi nhận bao gồm các doanh nghiệp phát triển/cung cấp các sản phẩm/dịch vụ robot (xe và thiết bị bay tự hành cũng được xem là robot).
  • Thống kê theo địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp

Nguồn: Dan Kara, Robotics and Intelligent Systems Investments

Bảng 2: Các startup lĩnh vực robot dịch vụ thu hút đầu tư qua các vòng gọi vốn, tháng 7/2018

Vòng gọi vốn

Số thỏa thuận đầu tư

Tồng vốn đầu tư

 (Triệu USD)

Vòng hạt giống

5

509

Series A

9

373

Series B

4

89

Series C

2

189

Series D

2

176

Series E

1

125

Khác

11

183

Ghi chú: các vòng gọi vốn cơ bản để thu hút đầu tư của một startup gồm: vòng đầu tư vốn hạt giống (seed funding) sẽ nhận đầu tư từ những nhà đầu tư thiên thần; vòng gọi vốn đầu tiên (series A) là vòng đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm, thường startup đã có doanh thu và có nhu cầu mở rộng quy mô doanh nghiệp; series B, series C,…là các vòng gọi vốn tiếp theo tùy vào đặc thù của từng startup.

Nguồn: Dan Kara, Robotics and Intelligent Systems Investments.

Anh Tùng (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả