SpStinet - vwpChiTiet

 

Loài mọt đục thân mới gây hại cho bạch đàn urô tại Phú Thọ

Nhóm tác giả Nguyễn Minh Chi, Đào Ngọc Quang, Trần Xuân Hinh (Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu mọt đục thân (Xylosandrus sp.) – loại sinh vật gây hại mới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho rừng bạch đàn ở Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả loài mọt này.

Bạch đàn là nhóm loại cây trồng rừng chính ở Việt Nam, với tổng diện tích khoảng 170.000 ha. Trong những năm qua, đã có nhiều ghi nhận về các loài sâu, bệnh hại cho rừng trồng bạch đàn như: ong gây u bướu, bệnh cháy lá và đốm vàng, khô cành ngọn do nấm Cylindrocladium quinqueseptatum và Crytosporiopsis eucalypti,…

Năm 2017, qua điều tra, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng đã ghi nhận thêm mọt đục thân – loại sinh vật mới gây hại trên rừng bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) ở giai đoạn 6 tháng đến 4 năm tuổi tại tỉnh Phú Thọ.

Mọt Xylosandrus sp. mang nấm và phát tán các loài nấm thuộc Ceratocystidaceae trong thân cây để làm thức ăn. Chúng có đặc điểm hình thái tương tự với loài mọt X. crassiusculus gây hại rừng trồng keo tai tượng. Loài mọt này thường đục thân, gây hại trên nhiều loài cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. 

Từ những số liệu thu thập và phân tích, nhóm tác giả ghi nhận mọt Xylosandrus sp. gây hại nặng ở rừng trồng bạch đàn urô tuổi nhỏ, đặc biệt là giai đoạn dưới 1 năm tuổi tại Thanh Sơn và Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, với trình tự ADN và đặc điểm gây hại khác biệt so với mọt gây hại ở rừng trồng keo.

Đây là nội dung của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 11, năm 2018 vừa được bổ sung vào kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP. HCM (CESTI).

Trong tạp chí này còn có nhiều nghiên cứu đáng chú ý khác, ví dụ như:

  1. Chọn tạo các dòng lúa chịu mặn bằng lai hồi giao với giống lúa chịu mặn Pokkali và chọn bằng chỉ thị phân tử.
  2. Nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mùi tàu (Eryngium foetidum L.) an toàn bằng phương pháp thủy canh.
  3. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu giống ổi bằng phương pháp lai hữu tính.
  4. Nghiên cứu ảnhhưởng của kỹ thuật thu hái để sản xuất nguyên liệu chế biến chè xanh dạng sencha từ giống chè Kim Tuyên tại Phú Thọ.
  5. Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của mật ong bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
  6. Thành phần loài bò sát và lưỡng cư ghi nhận tại núi Luốt, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
  7. Sử dụng gạo xay (gạo lứt) thay thế ngô trong thức ăn cho gà mái đẻ giống bố mẹ ISAJA 57.
  8. Ảnh hưởng của bổ sung astaxanthin vào thức ăn nuôi vỗ đến chất lượng sinh sản của tôm sú (Penaeus monodon).
  9. Mô hình ước tính sinh khối, các bon cho lâm phần kiểu rừng khộp tỉnh Đắk Lắk.
  10. Nhân tố ảnh hưởng và giải pháp bảo tồn tài nguyên thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa.
Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả