SpStinet - vwpChiTiet

 

Khắc tinh của bệnh trứng cá thông thường: dịch chiết từ rễ cây ba bét lùn

Để đánh giá tác dụng điều trị và tác dụng phụ của dịch chiết rễ cây Ba bét lùn (Mallotus Nanus Airy Shaw) đối với bệnh trứng cá thông thường, nhóm tác giả gồm Phan Thị Hoa, Trần Lan Anh (Học viện Y – Dược cổ truyền Việt Nam) đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của dịch chiết rễ cây thuốc dân gian này trong việc đẩy lùi các tổn thương cho da do bệnh trứng cá.

Trứng cá thông thường là bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh, thiếu niên (80% người trưởng thành bị trứng cá, với khoảng 30% ở mức độ nặng, cần điều trị). Là bệnh viêm mạn tính của các đơn vị nang lông, tuyến bã, trứng cá gây ra nhiều tổn thương: nhân trứng cá, sẩn, mụn mủ, cục,..gây dát thâm, sẹo lõm, sẹo lồi. Nếu không điều trị kịp thời và phù hợp, có thể để lại sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Việc nghiên cứu tìm ra một loại thuốc an toàn, hiệu quả để chữa trị dứt điểm căn bệnh gây nhiều hệ lụy này là đặc biệt cần thiết. Ba bét lùn, tuy đã được người dân sử dụng để chữa bệnh trứng cá, nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng điều trị của bài thuốc dân gian này.

Các nhà nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ rễ ba bét lùn, được đặt tên là Tiêu mụn Dr.Hoa, kết hợp với các sản phẩm sữa rửa mặt Lactacid BB 250ml; kem chống nắng Sun Dance SPF 50 và dưỡng ẩm Q10 để làm chất liệu phục vụ nghiên cứu trên 105 bệnh nhân trứng cá thông thường,  kết hợp phương pháp bôi dịch chiết trực tiếp lên toàn bộ diện tích da vùng mặt người bệnh, sau khi đã rửa sạch bằng sữa rửa mặt và thấm khô bằng bông. Thực hiện phương pháp trên liên tục trong 3 tháng, khi da bệnh nhân đã hết nhân trứng cá, sẽ kết hợp sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm.

Từ số liệu đã thu thập được và các phân tích trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được, dịch rễ cây ba bét lùn với liều 0,05g dược liệu/0,5mL có hiệu quả cao trong điều trị bệnh trứng cá thông thường thể trung bình và thể nhẹ. Đồng thời, cũng xác định được các  phản ứng đỏ da, khô da, bong vảy da, ngứa, châm chích gặp ở 100% bệnh nhân nghiên cứu.

Đây là các nội dung từ bài viết “Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị bệnh trứng cá thông thường của dịch chiết rễ cây Ba bét lùn (Mallotus nanus Airy Shaw”, đăng trên Tạp chí Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, số 56, năm 2018, vừa được bổ sung vào kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI).

Trong tài liệu này, còn 9 nội dung nghiên cứu đáng chú ý khác về lĩnh vực y dược, như:

  1. Tác dụng của chè tan “Hương sa lục quân” trong điều trị viêm dạ dày mạn tính có HP(+).
  2. Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn cứng “Sâm nhung tán dục đơn” trên động vật thực nghiệm.
  3. Đánh giá sự cải thiện vận động cột sống thắt lưng ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được điều trị kết hợp điện châm với chiếu đèn hồng ngoại và kéo dãn cột sống.
  4. Đánh giá một số tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật Bản sau giai đoạn cấp.
  5. Bước đầu đánh giá tác dụng của điện châm điều trị rối loạn phản xạ mốt ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp và một số yếu tố liên quan.
  6. Tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống của điện châm kết hợp viên hoàn TD0015 trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ.
  7. Tác dụng của bài thuốc HTV trên chuột nhắt trắng được gây tăng lipit máu bằng Poloxamer – 407.
  8. Đặc điểm bí đái cơ năng trên bệnh nhân sau mổ trĩ tại khoa Ngoại – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2015.
  9. Đánh giá tác dụng của viên hoàn cứng TDD2 – BCA kết hợp Metformin trong điều trị đái tháo đường tuýp 2.
Nguồn: Tạp chí Y Dược học Cổ truyền Việt Nam

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả