SpStinet - vwpChiTiet

 

Giấm gỗ - sản phẩm mới đa năng

Sáng 18/8, báo cáo phân tích "Xu hướng sản xuất và ứng dụng thảo mộc trong nông nghiệp hữu cơ. Giấm gỗ - sản phẩm mới của Việt Nam" được Trung tâm thông tin và Thống kê KH&CN tổ chức tại 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM đã nhận được sự quan tâm tham dự của đông đảo khách mời. Tại đây, nhiều thông tin thú vị về một "sản phẩm đa năng" đã được chia sẻ.

Theo Th.S Vũ Thị Quyền (Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ Sinh vật cảnh TP.HCM), giấm gỗ (còn gọi là axít pyroligneous-PA) là sản phẩm phụ thu được từ quá trình nhiệt phân gỗ (sản xuất than sinh học). Thành phần giấm gỗ có hơn 200 hoạt chất khác nhau, bao gồm nhiều loại khoáng chất, hợp chất và axít. trong đó, phổ biến nhất là axít axêtic (3-7%), tổng thành phần chất hữu cơ 50-70%. Trong nông nghiệp, giấm gỗ có nhiều ảnh hưởng tích cực: giúp tăng sức sống và cải thiện chất lượng cây trồng; giúp kiểm soát côn trùng độc hại và một số loại bệnh cây trồng; làm ức chế cỏ dại mọc và giảm các bệnh ở đất; giúp hệ rễ cây phát triển mạnh hơn; ủ phân chuồng với giấm gỗ giúp giảm mùi và phân ủ mau hoai.

Tại Việt Nam, công ty CP Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định (BIFFA) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp Nhiệt đới (TARRC) cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất thành công giấm gỗ tại Việt Nam. Ngay sau khi sản xuất thành công, sản phẩm đã được TARCC và BIFFA thử nghiệm trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau như lúa, cây ăn trái (thanh long, nhẵn, mãng cầu, xoài,...), rau ăn lá (rau muống, rau dền) và rau ăn trái (mướp đắng), hồ tiêu và cà phê cho kết quả tốt. Sản phẩm cũng đang được tiến hành thử nghiệm trực tiếp trên nhiều loại cây trồng khác như thanh long, ổi, cam, chanh...Ngoài ra, việc ứng dụng giấm gỗ trong ủ phân bón, xử lý chuồng trại chăn nuôi, nấm mốc, gián chuột cũng cho nhiều kết quả tốt.

ThS. Vũ Thị Quyền giới thiệu về giấm gỗ

Tham gia thử nghiệm giấm gỗ sản xuất tại Việt Nam đối với cây rau trồng hữu cơ (rau muống, rau dền và mướp đắng), đồng thời xem xét vai trò của giấm gỗ trong việc cải thiện môi trường canh tác (đất, không khí), ThS. Vũ Thị Quyền cho biết, giấm gỗ pha loãng có hiệu quả trong vệc phòng trừ bệnh hại cho các loại rau thử nghiệm. Việc áp dụng kết hợp giấm gỗ và dầu neem trong phòng bệnh cho cây còn cho phép cải thiện đáng kể chất lượng đất canh tác.

Được biết, BIFFA đã đề xuất dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất than sinh học chất lượng cao và giấm gỗ sinh học từ nguyên liệu gỗ rừng trồng” và vừa được Bộ KHCN phê duyệt giao trực tiếp thực hiện từ năm 2017.

"Đây là một sản phẩm mới có nhiều tiềm năng ứng dụng để phát triển canh tác nông nghiệp an toàn, đồng thời giúp xử lý khí thải trong sản xuất than sinh học, lại còn giúp gia tăng giá trị công nghệ và hiệu quả sản xuất", theo ông Võ Tuấn Toàn, Giám đốc Công ty CP Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định.

Ông Võ Tuấn Toàn giải đáp thắc mắc của khách mời

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả