SpStinet - vwpChiTiet

 

Triển lãm quốc tế về các giải pháp năng lượng tái tạo và phân tán (ENEREXPO 2012)

Sáng ngày 19/03/2012, tại Cục Thông Tin KH&CN Quốc gia (NASATI) đã diễn ra buổi họp báo về Triển lãm Quốc tế về các giải pháp năng lượng tái tạo và phân tán, sẽ diễn ra từ ngày 21 - 23/03/2012 tại Hà Nội.
 

Đến tham dự buổi họp báo có ông Nikolaus Wollmann, Phó Giám đốc IMAG, Công ty Dịch vụ Hội chợ và Triển lãm Quốc tế; Đại diện phía NASATI có bà Lê Thị Khánh Vân, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; cùng các đại biểu đến từ các viện nghiên cứu về năng lượng, doanh nghiệp, các tổ chức quản lý KH&CN năng lượng trong nước, các phóng viên báo chí ở Trung ương và địa phương.
Được tổ chức lần đầu tiên rất thành công tại Việt Nam vào năm 2010, ENEREXPO là một sự kiện quy mô quốc tế chuyên ngành liên quan đến các giải pháp năng lượng tái tạo và phân tán tại Việt Nam. Năm 2012, ENEREXPO được tổ chức lần thứ hai, dưới sự bảo trợ của Bộ KH&CN Việt Nam, cùng nhiều bộ, ngành như Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên môi trường, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam...
Tại buổi họp báo, bà Lê Thị Khánh Vân cho biết vai trò và ý nghĩa của Triển lãm Quốc tế ENEREXPO đối với sự phát triển năng lượng tái tạo và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hiện nay, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có khả năng tiềm tàng cho năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, đến nay việc phát triển năng lượng tái tạo rất khiêm tốn. Việc khai thác còn mang nặng tính tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Một trong những nguyên nhân của tình hình này là chúng ta chưa có được những công nghệ phù hợp, tiên tiến để sản xuất hiệu quả năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để hỗ trợ phát triển, các giải pháp thực hiện vừa yếu, vừa thiếu, lại chưa đồng bộ nên chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Về phía IMAG, ông Nicolas Wollmann đã giới thiệu những hoạt động chính của ENEREXPO Vietnam 2012. Ông nói rằng điều kiện chính sách ở Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển công nghệ tái tạo, Việt Nam đã đạt được tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vài năm gần đây, nhu cầu điện tăng trưởng hàng năm là 15-17%; định hướng của nhà nước là mua điện từ các nguồn năng lượng tái tạo; tập trung vào điện khí hoá nông thôn; thúc đẩy kế hoạch tổng thể lần thứ 6 về phát triển năng lượng, chia sẻ nguồn năng lượng tái tạo phải được tăng lên 5,6% đến 2020 và 9,4% cho tới 2030.
Sự kiện này được hỗ trợ từ phía các đối tác của Đức với sự góp mặt của gần 30 tập đoàn lớn đến từ 11 quốc gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực năng lượng tái tạo như: Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, … Các công nghệ, thiết bị được giới thiệu gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt, chuyển hoá và truyền tải năng lượng, truyền tải năng lượng và cung cấp năng lượng phân tán, cung cấp năng lượng tái tạo và phân phối năng lượng phi tập trung; ngành công nghiệp cung cấp máy, thiết bị và linh kiện kỹ thuật; Kỹ thuật nghiên cứu và phát triển...
Trong khuôn khổ triển lãm còn diễn ra các hội thảo về các vấn đề như: thị trường năng lượng tái tạo - hiện trạng và xu thế; công nghệ năng lượng tái tạo - bài học kinh nghiệm; những cơ hội và thách thức đối với đầu tư cho lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Đây là cơ hội tốt để giúp các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện để tiếp cận những công nghệ, thiết bị và giải pháp tiên tiến của thế giới về năng lượng tái tạo, tìm kiếm đối tác tin cậy, công nghệ thích hợp và cơ hội đầu tư hiệu quả.
Nguồn:  Cục Thông tin KH&CN Quốc gia

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả