SpStinet - vwpChiTiet

 

Thành lập Hội Công nghệ vi mạch TP.HCM

Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM (tên gọi tắt là HSIA) đã tổ chức Đại hội thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 15/3. HSIA do ông Nguyễn Anh Tuấn, phó giám đốc Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM, làm chủ tịch, GS Đặng Lương Mô làm chủ tịch danh dự và ông Ngô Đức Hoàng, giám đốc Trung tâm ICDREC, làm tổng thư ký.


HSIA được thành lập theo quyết định của UBND TP.HCM, nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn của TP.HCM, liên kết các hoạt động kinh tế, khoa học ứng dụng vi mạch bán dẫn, thu hút người Việt ở nước ngoài tham gia sản xuất, nghiên cứu ứng dụng kinh doanh dịch vụ này ở TP.HCM.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, Tân chủ tịch HSIA: “HSIA mong muốn hình thành một hệ sinh thái công nghiệp vi mạch bán dẫn tại TPHCM. Hiện nay hệ sinh thái về phía Nhà nước đã hình thành với sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ, UBND TPHCM, Ban chỉ đạo phát triển tại TPHCM cùng với chương trình phát triển vi mạch. HISA sẽ tiếp tục quy tụ chuyên gia, doanh nghiệp, mở rộng hợp tác với các nước để giúp doanh nghiệp phân khúc thị trường, mở rộng cơ hội kinh doanh”.
 
HSIA được thành lập mang lại lợi ích chung cho ngành công nghiệp vi mạch lẫn trong ngành CNTT. Hội tập hợp những hội viên hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh dịch vụ ngành vi mạch góp phần thực hiện mục tiêu phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế - xã hội tại TPHCM.

Phương hướng hoạt động của Hội trong thời gian sắp tới chủ yếu là hoàn thịên cơ cấu tổ chức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về công nghệ vi mạch nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này, mở rộng các thoả thuận hợp tác giữa Hội và các tổ chức hiệp hội trong và ngoài nước.
 
Nhiệm vụ trước mắt, HSIA sẽ cùng UBND TPHCM tiếp tục xây dựng chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2013-2020, do Ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TPHCM, làm Trưởng Ban chỉ đạo. Chương trình gồm 7 đề án và dự án, bao gồm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề điện tử vi mạch, xây dựng nhà máy sản xuất chip, với tổng vốn đầu tư lên tới trên 8.000 tỉ đồng. Chương trình được triển khai 8 năm, song song với lộ trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chính sách phát triển sản phẩm quốc gia.
 
 
Tại Đại hội, HSIA đã ký kết hợp tác mở rộng thị trường vi mạch bán dẫn với Hiệp hội bỗ trợ Thương mại bán dẫn Châu Á Nhật Bản và Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Singapore.

HISA vừa thành lập đã mang về cơ hội kinh doanh bán dẫn giữa Việt Nam và Nhật Bản. Theo thỏa thuận khung giữa HSIA và Hiệp hội hỗ trợ bán dẫn Châu Á, cụ thể phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ về thiết bị, nguyên liệu, công nghệ, kỹ sư, dịch vụ, còn về phía Việt Nam sẽ thiết kế LSI và chuẩn bị sản xuất, hai bên sẽ cùng hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Nguồn: Hochiminh CityWeb


Tin liên quan:
Khởi động công nghiệp vi mạch Việt Nam
Đây là ngành ưu tiên số 1 trong danh mục công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao cần được ưu tiên đầu tư, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả