SpStinet - vwpChiTiet

 

Biến đổi khí hậu có thể khiến Việt Nam thiệt hại gấp đôi so với hiện tại

Trong 20 năm tới, Việt Nam có thể thiệt hại về kinh tế tăng gấp đôi so với hiện tại do biến đổi khí hậu gây ra - theo báo cáo “Giám sát tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu 2012 – Trường hợp nghiên cứu Việt Nam” được đưa ra chiều 10/1 tại Hà Nội.
 

Chương trình Sáng kiến về Tính dễ Tổn thương do Khí hậu do Tổ chức Quốc tế DARA International và Diễn đàn các Nước Dễ bị Tổn thương vì Biến đổi Khí hậu CVF (Climate Vulnerable Forum) tại Việt Nam, biến đổi khí hậu ước tính đã làm thiệt hại 5% GDP, tương đương với 15 tỉ USD (tương đương 3.000.000 tỷ đồng) mỗi năm.

Trên cơ sở đánh giá giám sát, nhóm nghiên cứu ước tính tác động của biến đổi khí hậu đã làm giảm đáng kể tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Các tác động được ước tính ở đây sẽ tăng mạnh về mức độ nghiêm trọng trong vòng 20 năm tới.

Nếu không có những biện pháp giải quyết hiệu quả, những tác động của biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam tổn thất nhiều hơn (11% GDP vào năm 2030). Nước biển dâng làm Việt Nam thiệt hại ước tính 4 tỉ USD.

Hàng năm, biến đổi khí hậu làm chi phí năng suất lao động thiệt hại 8 tỉ USD, ngành ngư nghiệp 1.5 tỉ USD, ngành nông nghiệp 0.5 tỉ USD, lũ lụt và lở đất 200 triệu USD và 150 triệu USD chi phí hạ nhiệt phát sinh khi nhiệt độ tăng lên.

Năm 2010, Việt Nam đã nhận được lượng tài chính quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu lớn thứ sáu trong các nước đang phát triển, với 500 triệu USD, sau Brazil, Ai Cập, Kenya, Ấn Độ, và Indonesia.

Báo cáo nhận mạnh đặc điểm địa lý miền núi và đường bờ biển dài kết hợp với xoáy thuận nhiệt đới (bão) và bão hình thành ở Tây Thái Bình Dương khiến Việt Nam dễ bị lũ lụt nặng nề, sạt lở đất, mưa lớn và gió mạnh.

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Việt Nam xếp thứ sáu trong số các nước trên thế giới có tỷ lệ dân số cao sống ở các vùng đất thấp ven biển. Ngập lụt có thể đẩy người dân dễ tổn thương di cư tạm thời hoặc vĩnh viễn, để tìm cuộc sống ổn định và an toàn hơn, gây ra tình trạng di dời tiềm tàng của hàng triệu người. Nhiều người nghèo sống ở dải ven biển sẽ bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Phụ nữ, trẻ em, người già đặc biệt dễ tổn thương trước ngập lụt. Các thành phố và các khu công nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Người dân đô thị nghèo hơn, thường sống ở các khu vực có cơ sở hạ tầng thoát nước và chống ngập lụt chất lượng kém, trong khi đó các dịch vụ cực kỳ quan trọng như cấp nước sạch lại bị gián đoạn nghiêm trọng trong ngập lụt.

Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, vựa lúa của cả nước, là vùng dân cư đông đúc, đóng góp một nửa lượng gạo của cả nước và thậm chí hơn một nửa thuỷ sản và sản phẩm trái cây. Đến 2030, mực nước biển dâng ở đồng bằng này – nơi có 4 triệu người sống trong đói nghèo –sẽ làm cho 45% diện tích đất của vùng này bị tổn thương trước mặn hoá cực đoan và thiệt hại cây trồng, với năng suất lúa giảm  9%. Các dự báo cho thấy, những kết quả đạt được về giảm đói nghèo của Việt Nam trong 15 năm qua cũng như tiến bộ vững chắc hướng tới các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Theo báo cáo, Việt Nam có nguy cơ kinh tế vĩ mô bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu tương đối cao so với các nền kinh tế phát triển hơn, vì ngành nông nghiệp chiếm 20% GDP và sử dụng hơn một nửa lực lượng lao động.

Tác động đầy đủ của biến đổi khí hậu đang làm tổn hại thành tựu đạt được trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Chính phủ đã nhận thức rõ lợi ích của các biện pháp ứng phó mạnh mẽ với biến đổi khí hậu và chấp nhận bắt đầu chuyển đổi sang phát thải carbon thấp như là một phương tiện để tăng tính cạnh tranh.

Phát triển chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam trong nhiều năm qua rất nghiêm túc và tích cực. ‘Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu 2007/8’ đã đưa ra khung chính sách quốc gia lớn đầu tiên và cam kết hơn 50 triệu USD từ các nguồn lực trong nước để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đặc biệt là để ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Năm 2012, Việt Nam đã công bố ‘Chiến lược Quốc gia về Biến đổi Khí hậu’, trong đó đề cập một loạt các vấn đề về tình trạng dễ bị tổn thương và phát thải cacbon thấp (Chiến lược Quốc gia về Biến đổi Khí hậu, 2011). Chiến lược về cơ bản khác với Chương trình Mục tiêu Quốc gia trước đó, trong đó đưa ra chỉ thị yêu cầu tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện. Chiến lược xác định mười nhiệm vụ ưu tiên thực hiện, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và hữu ích về cơ sở nền tảng ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Các nhiệm vụ như chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu; đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước; Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương; Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụkhí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học; Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; Tăng cường vai trò chủđạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu; Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quảvới biến đổi khí hậu; Phát triển khoa học – công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn đề vềbiến đổi khí hậu; Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu giám sát đã tổ chức một hội thảo chính sách quốc gia tại thủ đô Hà Nội-Việt Nam và nghiên cứu thực địa tại hai tỉnh: tỉnh Bến Tre ở cực nam của đất nước, tại một trong các cửa sôngvùng đồng bằng sông Cửu Long, và tỉnh Yên Bái, vùng cao nguyên tây bắc của Hà Nội, miền bắc Việt Nam.
 
Nguồn: Tin môi trường

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả