SpStinet - vwpChiTiet

 

Sở KH&CN TP.HCM đẩy mạnh mục tiêu phát triển ứng dụng năng lượng mặt trời

Việt Nam được đánh giá có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời, điển hình miền Trung và miền Nam có cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5kWh/m2, đây là nguồn năng lượng vô cùng lớn và nên được tận dụng thay cho năng lượng điện hiện nay.


Vùng
Giờ  nắng trong năm
Cường độ BXMT
(kWh/m2, ngày)
Ứng dụng
Đông Bắc
1600 – 1750
3,3 – 4,1
Trung bình
Tây Bắc
1750 – 1800
4,1 – 4,9
Trung bình
Bắc Trung Bộ
1700 – 2000
4,6 – 5,2
Tốt
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
2000 – 2600
4,9 – 5,7
Rất tốt
Nam Bộ
2200 – 2500
4,3 – 4,9
Rất tốt
Trung bình cả nước
1700 – 2500
4,6
Tốt

Theo PGS.TS Phan Minh Tân– Giám đốc Sở KHCN TP.HCM, năng lượng là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Trong những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã góp sức cùng thành phố triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án hỗ trợ thúc đẩy phát triển những thành tựu KH&CN để áp dụng vào thực tiễn nhằm tạo ra nguồn động lực cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố. Trong đó ngành công nghiệp năng lượng nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng luôn giữ vai trò nổi bật với những cơ hội đầy tiềm năng.
 
Với những lợi thế về điều kiện khí hậu, cùng với chủ trương phát triển năng lượng sạch của chính phủ, trung tuần tháng Tư, Trung tâm Thông tin Khoa học & Công nghệ TP.HCM (CESTI) thuộc Sở KH&CN TP.HCM và Trung tâm Chuyển giao công nghệ Trung Quốc – Asean (CATTC) thuộc sở KH&CN thành phố Quảng Tây – Trung Quốc đã phối hợp tổ chức hội thảo về “Năng lượng mặt trời” tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời và triển khai nhiệm vụ kết nối chuyển giao công nghệ giữa hai thành phố.

Buổi hội thảo thu hút được sự quan tâm của hơn 100 đơn vị gồm doanh nghiệp, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, các sở KHCN ở các tỉnh, trường đại học, các viện nghiên cứu... Tại hội thảo, các chuyên gia đã giới thiệu xu hướng phát triển công nghệ năng lượng mặt trời (NLMT) tại Trung Quốc và Việt Nam. Qua đó, đại diện ban ngành chức năng hai bên cũng giới thiệu các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc đưa công nghệ năng lượng mặt trời vào ứng dụng thực tế, những điều chỉnh của luật trong phòng chống ô nhiễm, quy hoạch phát triển ngành....

Đặc biệt cùng ngày đã diển ra buổi gặp gỡ kết nối giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam. Dịp này, các doanh nghiệp của Trung Quốc cũng giới thiệu nhiều sản phẩm thiết bị, công nghệ liên quan tới năng lượng mặt trời đủ điều kiện chuyển giao cho doanh nghiệp Việt Nam như tháp nước bảo ôn bằng vật liệu inox, máy nước nóng năng lượng mặt trời, máy bơm nhiệt năng lượng không khí…

Tại đây các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội giao lưu, tư vấn kết nối chuyển giao công nghệ, ký kết hợp tác… với đại diện của 25 doanh nghiệp đến từ Quảng  Tây – Trung Quốc. Ngay sau buổi kết nối có 12 bản ghi nhớ và hợp đồng về chuyển giao công nghệ, thiết bị đã được ký kết, tổng giá trị hợp đồng trị giá trên 5 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp đến từ Quảng  Tây – Trung Quốc cũng đã kết nối và tham quan thực tế diễn ra tại 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời của Việt Nam.

THỊ TRƯỜNG MÁY NLMT
Theo ông Huỳnh Kim Tước – GĐ Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM cho biết, loại máy nước nóng NLMT ống chân không là phổ biến nhất, chiếm hơn 70%. Đa phần, các loại ống nhập từ Trung Quốc, các tấm phẳng phần lớp nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia ... Cả nước có hơn 90 công ty sản xuất và kinh doanh máy nước nóng NLMT.

Theo số liệu BCT, năm 2011: 30 công trình lắp đặt máy quy mô công nghiệp và khoảng 42.000 máy/năm được bán ra thị trường. Số lượng máy bán ra thị trường tăng hơn 20%/năm. Sau đây là một số thiết bị ứng dụng công nghệ NLMT tại Việt Nam.

 

Hệ thống nước nóng NLMT công nghiệp cho tòa nhà, khách sạn


Máy sấy cà phê bằng NLMT


Bếp đun NLMT


Máy nước nóng NLMT hộ gia đình

Kim Minh

 


 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả