SpStinet - vwpChiTiet

 

Robocon - Sân chơi bạc tỷ?

Vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo robot (Robocon) năm 2013 đang diễn ra tại Nhà thi đấu Tiên Sơn (Đà Nẵng). Đây cũng là thời điểm nhìn lại chặng đường phát triển của sân chơi này tại Việt Nam. Vài năm trở lại đây, Robocon đang dần biến tướng trở thành cuộc chạy đua của người nhiều tiền. Năm 2013, khi cuộc chơi cấp châu lục được tổ chức trên sân nhà, kỳ vọng về một sân chơi Robocon công bằng hơn cho các trường xem ra vẫn khó thành hiện thực.
 
 
Các đội tranh tài tại khu vực robot điều khiển bằng tay. Ảnh: Nguyễn Hùng
      
Tiếp tục đầu tư “khủng”


Vòng chung kết Robocon năm 2013, cái tên Đại học (ĐH) Lạc Hồng vẫn là chủ đề khiến nhiều người quan tâm. Trong số 10 suất của khu vực phía Nam, Lạc Hồng chiếm đến 6 suất. Trong đó, nhiều đội Robocon, 2014  có cái tên bắt đầu bằng 2 chữ LH, đã giành hầu hết các trận thắng tuyệt đối chỉ trong vài chục giây đầu tiên trên sàn đấu. Dĩ nhiên, công thức chiến thắng vẫn chỉ là “công nghệ mới + đầu tư khủng”.

Theo Th.S Nguyễn Bá Thuận, Chỉ đạo viên về Robocon của ĐH Lạc Hồng: “Hàng năm nhà trường chỉ hỗ trợ khoản kinh phí khá nhỏ, bao gồm kinh phí hỗ trợ mua công nghệ, chế tạo robot, hỗ trợ sinh viên đi lại…”. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ tính trước thời điểm vòng chung kết toàn quốc diễn ra, ĐH Lạc Hồng đã đầu tư tổng cộng không dưới 2 tỷ đồng cho 6 đội chơi. Bên cạnh đó, sinh viên tham gia phải bỏ ra 50 - 60 triệu đồng/bộ robot.

Không dừng lại ở đó, trong năm 2013, joomla ĐH Lạc Hồng dành ra hàng chục tỷ đồng để đầu tư hệ thống 4 khu vực chế tạo robot riêng biệt, bao gồm: dãy nhà xưởng chế tạo; khu xưởng thử nghiệm các robot; xưởng lắp ráp mô hình robot cơ bản và Trung tâm phát triển và vận hành robot. Trung tâm này đi vào hoạt động vào tháng 1-2013. Đây là điểm sát hạch chất lượng cuối cùng trước khi robot “ra lò” và cũng là xưởng hiện đại nhất với nhiều loại máy móc đắt tiền. Th.S Phan Đình Thế Duy, Chủ nhiệm CLB BKIT (ĐH Bách khoa TPHCM), khẳng định: “ĐH Lạc Hồng luôn là đơn vị ưu tiên ứng dụng công nghệ robot hiện đại thuộc loại sớm nhất cả nước. Trong khi các đội chơi mới ứng dụng công nghệ la bàn số để định vị thì các robot của Lạc Hồng đã ứng dụng trong 2 năm qua. Các công nghệ khác như hệ thống khí nén, bánh xe vô hướng… cũng được đơn vị này tìm mua để ứng dụng khá sớm”.

Chứng kiến thành công của ĐH Lạc Hồng, các trường có đội robot tham dự giải năm nay cũng quyết đầu tư không thua kém. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng sân thực hành Robocon và kinh phí cho các đội tham gia chế tạo robot. Đầu năm nay, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) cũng đưa vào sử dụng Phòng thí nghiệm và chế tạo thực nghiệm robot với kinh phí hơn 1 tỷ đồng.

Kỳ vọng thiếu thực tế

Thật ra, chuyện đầu tư khủng của ĐH Lạc Hồng đã diễn ra đều đặn trong 4 năm qua. Trung bình mỗi năm đơn vị này chi 1,5 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng cho hơn 900 sinh viên tham gia cuộc thi. Ngay tại vòng chung kết Robocon toàn quốc năm 2011 ở Đà Nẵng, do ban tổ chức chỉ cho phép các đội thử sân thi đấu 15 phút nên ĐH Lạc Hồng đã thuê mặt bằng, làm nguyên một sân tập riêng với chi phí gần 90 triệu đồng cho 6 đội Robocon của trường tập luyện.

Chính sự đầu tư mạnh tay của một số trường đang khiến cuộc chơi Robocon ngày một vắng người xem. Hầu như các khán đài không còn quá sôi động giống như 5 - 6 năm trước đây. Dễ nhận ra, cán cân cuộc chơi đang nghiêng hẳn về những trường chịu chi cho robot. Lần lượt các tên tuổi lớn một thời của miền Nam như ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Trần Đại Nghĩa (tiền thân là Cao đẳng nghề Vinhempich), Học viện Kỹ thuật Mật mã, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM… không còn mặn mà đầu tư lớn cho sinh viên tham gia. Năm 2013, ĐH Bách khoa TPHCM cũng cắt luôn khoản kinh phí (khoảng 100 triệu đồng) hỗ trợ. Thay vào đó, sinh viên phải tự bỏ tiền túi và huy động hỗ trợ từ các cựu sinh viên.

Th.S Phan Đình Thế Duy nhận định, các đội chơi đang lệ thuộc quá nhiều các công nghệ “có sẵn”. Sinh viên không còn chủ động sáng tạo ra các công nghệ mới. Trong khi đó, các đội chơi không đủ tài lực để chạy đua công nghệ cũng bắt đầu chán nản và bỏ cuộc dần. Quả thật, Robocon đang mất đi ý nghĩa ban đầu là sân chơi giao lưu và kích thích niềm đam mê học tập của sinh viên. Ông Đinh Minh Hiệp, Phó Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, cho biết thêm, sở dĩ một số trường đầu tư mạnh bởi đây là kênh quảng bá thương hiệu hiệu quả. Thực tế, hiện có không ít sân chơi sáng tạo khác như cuộc thi xe tiết kiệm năng lượng, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho sinh viên. Khi sinh viên tham gia đa dạng các cuộc thi sẽ trang bị cho mình nhiều kiến thức, joomla kinh nghiệm và đầy đủ hơn các kỹ năng sống. Không nên đặt hết kỳ vọng vào một sân chơi nào, dù đó là Robocon. Với thực tế trên, dự báo, kết quả năm nay sẽ không có bất ngờ lớn xảy ra.
Nguồn: SGGP

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả