SpStinet - vwpChiTiet

 

Khai mạc Diễn đàn Bông và Dệt may Châu Á 2016

Đây là sự kiện đặc biệt trong năm nhằm chia sẻ, cập nhật những ưu đãi đầu tư, cơ hội hợp tác và triển vọng phát triển ngành sợi – dệt may.

Các chủ đề nổi bật của Hội nghị bao gồm:
•    Cơ hội và triển vọng đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam.
•    Dự báo xu hướng giá và cơ hội kinh doanh từ các vùng bông trọng điểm của châu Á.
•    Thảo luận bàn tròn với các lãnh đạo ngành bông và thương nhân toàn cầu.
•    Các ưu đãi về chính sách và đầu tư của Chính phủ.
•    Phiên trọng tâm về tái cấu trúc ngành bông và dệt may.
•    Xu hướng cập nhật trong sản xuất dệt may – Tác động đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp?
•    Từ Xơ đến Thời trang – Lựa chọn Đầu tư và Thương mại cùng với chuỗi giá trị Bông và Dệt may.
•    Xu hướng mới nổi dành cho xơ tổng hợp và các nguyên liệu thay thế bông – Tác động của nó đối với ngành công nghiệp bông

Hội nghị quốc tế “Diễn đàn Bông và Dệt may Châu Á 2016”. Ảnh: H.M.

Hội nghị đã thảo luận về các nội dung nhự: triển vọng bông toàn cầu, xu hướng trong sản xuất xơ - tác động đến nhu cầu tiêu thụ bông và ngành sản xuất dệt may. Ngoài ra, hội nghị cũng mang lại cái nhìn bao quát về xu hướng và sự phát triển bông hữu cơ, phát triển chuỗi cung ứng dệt may bền vững, cơ hội và triển vọng thiết lập kinh doanh tại Việt Nam và dự báo xu hướng giá - các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực dệt may và kinh doanh bông đang bùng nổ tại Việt Nam…

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Bình An, Thư kí Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam cho biết, ngành sản xuất sợi, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam, đã có sự phát triển vượt bậc trong các năm qua. Nếu như năm 2007, số cọc sợi của Việt Nam chỉ khoảng 3,6 triệu, thì đến nay con số này đã là 7,2 triệu. Việt Nam đã được thị trường biết đến như là nhà cung cấp sợi quan trọng của ngành sản xuất vải toàn cầu. Bông là một nguyên liệu quan trọng của ngành kéo sợi. Việt Nam, từ vị trí khiêm tốn trong thị trường tiêu thụ, đã trở thành nhà nhập khẩu bông lớn thứ hai thế giới với nhu cầu khoảng 1 triệu tấn/năm. Có được nguồn bông chất lượng, ổn định được cung ứng bởi nhà cung cấp uy tín luôn là nhu cầu của các nhà kéo sợi, nhất là trong bối cảnh còn nhiều sự khác biệt về cách hiểu giữa người mua và các bên liên quan

Ông An khẳng định, hội thảo sẽ đem lại thêm các lựa chọn nguồn nguyên liệu cho sản xuất; cơ hội tiếp cận thị trường, mở rộng thị phần cho ngành dệt may đang đứng trước cơ hội bùng nổ đầu tư và nhu cầu về bông sẽ không ngừng tăng lên trong các năm tiếp theo.
 
Hoàng Mi

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả