SpStinet - vwpChiTiet

 

Hội thảo “Xây dựng chương trình đào tạo về vật lý lò phản ứng và phân tích an toàn cho lò VVER và PWR”

Trong 2 ngày 15-16/9/2011, tại Hà Nội, Cục Năng lượng nguyên tử (NLNT) phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Viện NLNT Việt Nam tổ chức Hội thảo “Xây dựng chương trình đào tạo về vật lý lò phản ứng và phân tích an toàn cho lò VVER và PWR”.
 

Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật với IAEA mã số VIE/4/015 do Cục NLNT chủ trì về "Phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân” tại Việt Nam. Tham gia hội thảo lần này có 3 chuyên gia cao cấp của IAEA, trong đó có 2 chuyên gia về an toàn của Nga. Đại biểu trong nước có gần 40 cán bộ của Cục Năng lượng nguyên tử, Viện NLNT Việt Nam, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Viện Năng lượng và đại diện một số trường đại học có tham gia đào tạo nhân lực cho chương trình điện hạt nhân của Việt Nam.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự được nghe chuyên gia IAEA giới thiệu về các yêu cầu đánh giá an toàn của IAEA theo hai cách tiếp cận chính là Phân tích an toàn tất định (DSA) và Phân tích an toàn xác suất (PSA); các đặc trưng về mặt thiết kế lò PWR và VVER mà chủ yếu tập trung vào vật lý lò phản ứng, phân tích an toàn và việc sử dụng các phần mềm tính toán. Đồng thời các chuyên gia cũng trình bày về các nội dung cần thiết của một chương trình đào tạo vật lý lò phản ứng và phân tích an toàn của lò PWR và VVER cho các cơ quan pháp quy, cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và các viện nghiên cứu. Cũng trong nội dung làm việc của Hội thảo, các chuyên gia của IAEA và các cán bộ có liên quan của Việt Nam đã thảo luận về các nội dung đào tạo cụ thể cho các cán bộ làm việc tại cơ quan pháp quy và cơ quan hỗ trợ kỹ thuật, cũng như tại các viện nghiên cứu, đồng thời phác thảo ra một chương trình đào tạo theo các cấp độ cơ bản và nâng cao. Chương trình này cần được tiếp tục phát triển để có thể thực hiện ở trong nước cũng như ngoài nước.
Nguồn:  Cục Năng lượng nguyên tử

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả