SpStinet - vwpChiTiet

 

Potein thực vật: xu thế qua dữ liệu

Dù không hoàn chỉnh, do thiếu các axit amin và khoáng chất, nhưng protein thực vật đang được quan tâm nghiên cứu để tạo ra thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một gia tăng. Lĩnh vực này sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Đôi nét về protein thực vật

Protein (chất đạm) đóng vai trò vô cùng quan trọng đối cơ thể con người, tham gia vào quá trình tạo dựng, phát triển, duy trì và cải tạo các mô cơ thể, cơ bắp, máu, xương, da…. Protein cung cấp cho cơ thể người qua thực phẩm có nguồn gốc đa dạng, từ động vật (thịt heo, thịt bò, thịt gà, sữa trứng, cá, tôm...) cho đến thực vật (các loại đậu, gạo, lúa mì…). Các loại protein động vật được sử dụng phổ biến, do là protein hoàn chỉnh. Protein thực vật được xem là chưa hoàn chỉnh do thiếu các axit amin và các khoáng chất. Tuy vậy, hiện nay protein thực vật là sự lựa chọn của nhiều người vì được coi là lành mạnh và ít tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời, nhờ những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các loại thực phẩm từ protein thực vật hiện nay rất phong phú, và được nghiên cứu sản xuất bổ sung thêm dinh dưỡng, hương vị để tạo ra nguồn dinh dưỡng với cảm nhận tương tự như protein động vật. BĐ1 giới thiệu thành phần protein có trong một số loại thực vật.

BĐ1: Protein có trong một số loại thực vật

Nguồn: János-István Petrusán, Gerd Huschek;  Protein-rich vegetal sources and trends in human nutrition: A review.

Protein chất lượng cao được định nghĩa là loại protein có chứa tất cả các axit amin thiết yếu (không thể thay thế) với tỉ lệ cần thiết cho cơ thể, trong khi vẫn duy trì sinh khả dụng (là đặc tính biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu cơ thể) và khả năng tiêu hóa nhanh.

Nhóm chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã đề xuất phương pháp xác định chỉ số axit amin thiết yếu dễ tiêu hóa DIAAS (Digestible Indispensable Amino Acid Score) để xác định chất lượng các nguồn protein. So sánh chất lượng của một số nguồn protein qua chỉ số DIAAS được thể hiện trong Bảng 1, theo đó, trong nhóm protein thực vật có đậu nành và đậu gà thuộc nhóm protein chất lượng tốt.

Bảng 1: Chất lượng một số nguồn protein theo DIAAS

Protein động vật

DIAAS

Protein thực vật

DIAAS

Thịt bò

111

Hạnh nhân

40

Thịt gà

108

Đậu gà

83

Trứng

113

Đậu lăng (đỏ)

50

Sữa

114

Đậu lăng (vàng)

73

Protein sữa cô đặc

118

Đậu pinto (đậu cúc)

70

Whey protein cô lập

109

Protein đậu cô đặc

82

 

 

Đậu đỏ tây (Red kidney beans)

58

 

 

Đậu nành

99,6

 

 

Protein đậu nành

91,5

 

 

Đậu hũ

52

Ghi chú: DIAAS > 100: protein chất lượng cao; DIAAS> 75: protein chất lượng tốt; và DIAAS <75: protein chất lượng thấp.
Nguồn: S Admassu, T Fox, R Heath & K McRobert (Australian Farm Institute); The Changing Landscape of Protein Production: Opportunities and challenges for Australian agriculture. 
Các sản phẩm từ thực vật ngày nay rất phong phú, có hàm lượng protein cao, như bột đậu, các loại bột ngũ cốc, protein trích ly hay cô đặc từ các loại đậu có thể được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống, được chế biến thành sản phẩm thịt/sữa từ thực vật, thanh protein, hoặc một sản phẩm bổ sung protein thuần chay… (Bảng 2). 
Bảng 2: Sản phẩm protein thực vật trên thị trường

Nguồn thực vật

Sản phẩm protein

Hàm lượng protein

Nhà sản xuất/cung ứng

Đậu nành

Protein đậu nành cô đặc

65–70%

www.solae.com

Protein đậu nành trích ly

>90%

www.adm.com

Protein đậu nành có kết cấu

60%

www.cargill.com

Lúa mì

Gluten lúa mì (VWG)

75–80%

www.manildra.com.au

Protein lúa mì trích ly

90%

www.mgpingredients.com

Protein lúa mì có kết cấu

 

www.cargill.com

Protein thủy phân bằng enzyme

>90%

 

Gạo

Protein gạo cô đặc

~80%

www.foodchem.cn

Protein gạo trích ly

90%

 

Bắp

Zein

88–96%

www.zeinproducts.com

Đậu hà lan

Protein đậu hà lan cô đặc

85–90%

 

www.nutripea.com/company.htm
www.roquette.com/
www.burcon.ca

Cải dầu

Protein cải dầu trích ly

90%

www.bioexx.com

Protein cải dầu thủy phân

83%

www.burcon.ca

Khoai tây

Protein khoai tây

 

www.avebe.com/producten/solanic/

Đậu răng ngựa (Faba beans)

Bột protein đậu răng ngựa

>80%

Australian Plant Protein (APP)

Đậu gà (Chickpeas

Protein đậu gà trích ly

90%

http://www.chickpea-protein.com/

Protein đậu gà cô đặc

70-85%

 
Nguồn: S Admassu, T Fox, R Heath & K McRobert (Australian Farm Institute), The Changing Landscape of Protein Production: Opportunities and challenges for Australian agriculture; (CSIRO, 2019; Day, 2013).

Xu hướng tiêu dùng protein thực vật gia tăng đã thu hút các nhà đầu tư nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ protein thực vật. Một ưu điểm nữa khiến protein thực vật được quan tâm hơn là quá trình sản xuất giảm thiểu việc sử dụng đất, nước và khí thải nhà kính (BĐ2). 

BĐ2: So sánh sử dụng đất, nước và khí thải carbon để tạo ra protein từ một số thực vật và động vật
Nguồn: S Admassu, T Fox, R Heath & K McRobert; The Changing Landscape of Protein Production: Opportunities and challenges for Australian agriculture; (Ranganathan et al., 2016).
Thị trường protein thực vật

Nhu cầu protein thực vật ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Theo thống kê của Statista, giá trị thị trường của protein thực vật toàn thế giới năm 2019 là 8,97 tỉ USD và dự báo năm 2025 sẽ đạt 14,32 tỉ USD (BĐ3).  

BĐ3: Dự báo thị trường protein thực vật trên toàn cầu

Nguồn: Statista, 2020.
Thị trường protein thực vật toàn cầu năm 2019 có nguồn gốc phần lớn từ đậu nành, với gần 60%, kế đến là protein từ lúa mì. Thị trường lớn là Bắc Mỹ và châu Âu (BĐ4).
BĐ4: Thị phần protein thực vật trên toàn cầu (%)

Nguồn: Persistence Market Research, 2019; Global Market Study on Plant-based Protein: ‘Flexitarian’ Dietary Preferences Boosting Demand.

Sử dụng protein thực vật để sản xuất các sản phẩm tương tự thịt động vật về hình dáng/kết cấu/hương vị… (còn gọi là thịt chay, hay thịt giả), được IDTechEx  dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng giai đoạn 2020 -2030, ở mức khoảng 5 tỉ USD năm 2020 tăng lên 27 tỉ USD vào năm 2030, các thị trường lớn sẽ là Trung Quốc, Mỹ và châu Âu (BĐ5). 
BĐ5: Dự báo thị trường thịt từ thực vật trên toàn cầu

Source: IDTechEx Report, Plant-based and Cultured Meat 2020-2030.

Nhiều thành tựu trong nghiên cứu sản xuất thịt từ thực vật đã được công bố, cùng với xu thế hướng đến thực phẩm nguồn gốc thực vật của người tiêu dùng, là cơ sở để các công ty khởi nghiệp ra đời và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2010-2019, toàn cầu có 44 công ty khởi nghiệp liên quan đến sản xuất thịt từ thực vật, thu hút 2,2 tỉ USD từ 144 nhà đầu tư (BĐ6).
BĐ6: Khởi nghiệp với thịt từ thực vật trên thế giới
Nguồn: Mario Herrero, Disruption and innovation-Trends in future food markets.
Thịt thực vật qua thông tin sáng chế
Thông qua phân tích thông tin sáng chế quốc tế, các nhà phân tích thuộc Cơ quan Sở hữu trí tuệ Úc (IP Australia) đã chứng minh xu thế phát triển của việc sử dụng protein thực vật để sản xuất các sản phẩm tương tự thịt động vật. Từ năm 2000 đến 2018 có 258 sáng chế (SC) liên quan đến lĩnh vực này (nguồn dữ liệu  PATSTAT), số lượng sáng chế tăng mạnh kể từ năm 2013 và đạt đỉnh cao năm 2016 với trên 40 SC (BĐ7). 
BĐ7: Số lượng đơn đăng ký sáng chế về thịt từ thực vật
Nguồn: Patent Analytics Hub-IP Australia; Meat Expectations-Innovation trends for substitute meat. Dữ liệu từ PATSTAT.
Nhận nhiều đơn đăng ký sáng chế về thịt từ thực vật là Trung Quốc (167 SC), cho thấy đây là nơi các nhà sở hữu sáng chế muốn bảo vệ sản phẩm sáng tạo, đồng thời cũng là thị trường tiềm năng để thương mại sản phẩm của họ. Kế đến là Mỹ (66 SC) và châu Âu (59 SC) (Bảng 3). Trung Quốc cũng là nước dẫn đầu số lượng nộp đơn sáng chế về thịt từ thực vật (112 SC) đã chứng tỏ tiềm lực nghiên cứu sáng tạo trong lĩnh vực này, kế đến là Mỹ (38 SC), Nhật và Đức cùng có 15 SC (BĐ8). 
Bảng 3: Các quốc gia dẫn đầu nhận đơn sáng chế về thịt từ thực vật
Quốc gia
Số lượng
sáng chế
Quốc gia
Số lượng
sáng chế
Trung Quốc
167
Úc
33
Mỹ
66
Brazil
24
Châu Âu
59
Mexico
22
Nhật
46
Liên Bang Nga
20
Canada
33
Đức
20
Nguồn: Patent Analytics Hub, Commonwealth of Australia 2020; Meat Expectations-Innovation trends for substitute meat. 
BĐ8: Các quốc gia dẫn đầu nộp đơn sáng chế về thịt từ thực vật
Nguồn: Patent Analytics Hub, Commonwealth of Australia 2020; Meat Expectations-Innovation trends for substitute meat. 
Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng chứng tỏ năng lực nghiên cứu khi có ba đơn vị nằm trong danh sách 10 đơn vị dẫn đầu nộp đơn đăng ký sáng chế liên quan đến thịt từ thực vật, đó là Guizhou Bezon Food Industry dẫn đầu với 18 SC, Foshan Jucheng Biochemical Technology R&D đứng thứ hai với 16 SC và Jiashan Jiajia  Bean Products Company với 5 SC (BĐ9).
BĐ9: Các đơn vị dẫn đầu về nộp đơn sáng chế về thịt từ thực vật

Nguồn: Patent Analytics Hub, Commonwealth of Australia 2020; Meat Expectations-Innovation trends for substitute meat. 
Anh Vũ (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả