SpStinet - vwpChiTiet

 

Quy trình nhân giống nấm mộc nhĩ dạng dịch thể

Quy trình nhân giống nấm Mộc nhĩ trong môi trường dịch thể nhằm mở rộng quy mô nhân giống cũng như tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất vừa được nhóm nghiên cứu gồm Cồ Thị Thùy Vân, Lê Thị Lan, Hoàng Thị Soan và Phạm Xuân Hội (Viện Di truyền Nông nghiệp) thực hiện thành công

Giống nấm dịch thể được nuôi dưỡng trong môi trường lỏng, có chế độ thông khí, khuấy hoặc lắc liên tục, khiến sợi nấm sinh trưởng mạnh. Phương pháp nhân giống này có nhiều ưu điểm so với phương pháp nhân giống trên cơ chất rắn, như: chu kỳ sản xuất ngắn, tuổi giống đồng nhất, quả thể nấm đồng đều, dễ dàng điều khiển quá trình nhân giống, giá thành sản xuất thấp, giảm thiểu tỷ lệ nhiễm bệnh,…

Kỹ thuật nhân giống dạng dịch thể đã được quan tâm nghiên cứu và thành công trên 50 loại giống nấm khác nhau, nhiều nhất là: nấm Mỡ, nấm Sò, nấm Hương, Kim châm,…Tuy nhiên, việc sản xuất giống nấm dạng dịch thể đòi hỏi các điều kiện kiểm soát chặt chẽ về nguồn dinh dưỡng, nhiệt độ, mức độ thoáng khí, pH, thời gian lên men. Do đó, cho đến nay, ở Việt Nam kỹ thuật này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Nấm Mộc nhĩ (Auricularia auricula) được coi là một trong những loại nấm chủ lực, ưu tiên phát triển tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định thành phần dinh dưỡng và các điều kiện tối ưu cho nhân giống nấm Mộc nhĩ trong môi trường dịch thể là vấn đề rất cần quan tâm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giống nấm Mộc nhĩ hoàn toàn thích hợp với phương pháp nuôi cấy trong môi trường lên men lỏng, với môi trường dinh dưỡng Czapek bổ sung khoai tây 200 g/L, Glucose 15 g/L, Pepton 2,0 g/L, cao nấm men 1,5 g/L, giá đỗ 100 g/L, MgSO4.7H2O 1 g/L, KH2PO4 1 g/L, K2HPO4 1 g/L, Thiamin 10 mg/L, pH 6,5, Tỷ lệ giống cây 8%, nuôi lắc 140–150 vòng/phút, nhiệt độ nuôi cấy 240C, thời gian nuôi cấy 5 ngày.

Nội dung nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 5, năm 2019, hiện đang lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI)

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú ý khác, như:

  1. Kết quả khảo nghiệm các dòng lay ơn triển vọng tại một số địa phương
  2. Kết quả sản xuất thử giống cam chín sớm CSI
  3. Chọn tạo dòng ớt chỉ thiên kháng bệnh héo rũ mang gen bất dục đực tế bào chất
  4. Ảnh hưởng của thời gian chiếu bổ sung đèn LED đến sinh trưởng và năng suất xà lách trồng thủy canh nhiều tàng trong nhà lưới
  5. Đặc điểm sinh học và khả năng ăn mồi của bọ rùa sáu vệt đen đối với rệp muội đen và rệp muội bông

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả